DH

1, Hiện tượng động đất và núi lửa xảy ra trong trường hợp nào?

2, Phía nào của hai địa mảng Bắc Mĩ và Nam Mĩ thường xảy ra động đấy và núi lửa?

3, Phía nào của địa mảng Á- Âu có vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đấy đại dương?

4, Tại sao núi lửa có dạng hình nón?

HT
30 tháng 12 2016 lúc 11:00

Nguyên nhân gây ra động đất
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra các trận động đất:
- Do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất;
- Do núi lửa phun trào;
- Do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các trận động đất quan trắc được đều thuộc loại động đất kiến tạo.

Độ lớn của động đất
Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:
- Từ 1 - 2: Không nhận biết được;
- Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại;
- Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể;
- Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt;
- Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ;
- Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất;
- Từ 8 - 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng;
- Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.
Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Bình luận (0)
HT
30 tháng 12 2016 lúc 11:01
Dung nham được phun ra từ núi lửa là một thứ nham thạch nóng chảy đi lên từ đất. Tầng trên của lớp áo trái đất thường có trạng thái sền sệt, chỉ cần nhiệt độ tăng lên chút ít hoặc hạ áp suất xuống thì mắc ma này sẽ biến thành chất lởng (mắc ma lớp áo theo các vết nứt của vở trái đất). Nó nhẹ hơn nhiều lớp đá bao quanh nên dễ bị đẩy lên khởi bề mặt của trái đất. Mắc ma chứa rất nhiều khí thiên nhiên, khi gặp không khí, khí thiên nhiên sẽ bốc cháy tạo thành hiện tượng núi lửa phun. Dung nham ồ từng vùng có thể có độ linh động và lượng khí thiên nhiên khác nhau, do đó có nhiều kiểu phun trào khác nhau. Mắc ma có thể phun được lên trực tiếp từ lốp áo của trái đất hoặc có thể được trữ ở những lò mắc ma, một loại hốc lõm trong vở trái đất.

Núi lửa lớn nhất đang hoạt động đâu?

Núi lửa cao nhất trong đất liền nằm trên dãy Andes vùng Nam Mỹ. Tuy nhiên những núi lửa lớn nhất lại nằm trong lòng Thái Bình Dương và tạo thành quần đảo Hawaii xinh đẹp.

Núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới là Mauna Loa thuộc quần đảo Hawaii. Ngọn núi này cao 4170 m trên mực nước biển, nhưng chân núi lại nằm dưới đáy biển sâu 5180 m, với 1119 km chiều dài, 85 km chiều rộng. Bên trong lòng núi lửa này chứa một lượng dung nham khổng lồ.

Dung nham núi lửa ở Hawaii rất lởng và có thể lan rộng. Đáy của một trong các hố miệng núi lửa Mauna Loa tên là Hilauea vốn là một hố lớn chứa đầy dung nham. Nhiều núi lửa khác trên dãy Andes so với mực nước biển còn cao hơn Mauna Loa. Ngọn Ojos del Salada cao 6885 m. Ngoài ra có 5 núi lửa khác đang hoạt động cao trên 5000m

Vì sao có hiện tượng động đất?

Động đất (hay là hoạt động địa chấn) thường xảy ra ở các vùng có vết nứt lớn. Đá đột nhiên bị di chuyển mạnh gây ra chấn động lớn, lan truyền đi mọi hướng.

Phần lớn các vệt đứt gãy của vở trái đất đều di chuyển rất chậm. Nếu ở nơi này sinh ra một sức cản thì năng lượng bị tích tụ hàng năm thậm chí hàng thê” kỷ. Đến một thòi điểm nào đó, đá xung quanh không chịu nổi áp lực nữa thì sẽ xảy ra hiện tượng động đất. Nơi phát sinh ra hiện tượng này được gọi là địa chấn, thường nằm ngay dưới bề mặttrái đất gọi là tâm ngoài, chính nơi đây sẽ phát ra các tín hiệu địa chấn đầu tiên. Tuy nhiên hiện nay các nhà địa, vật lý vẫn chưa dự báo được chắc chắn các hơi sẽ sinh ra động đất.
Bình luận (0)
HT
30 tháng 12 2016 lúc 10:48

Bạn có 2 nick Vật Lý 6 Trên mạng ko cho mình với

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết