H24

1/ Giải thích tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước dù không khuấy cũng chỉ một thời gian ngắn thì toàn bộ nước trong cốc đều có màu mực? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?

2/ Thả một quả cầu bằng đồng được đun nóng đến nhiệt độ 1200C vào 0,5kg nước ở 300C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 400C. Cho rằng quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là: 380 J/kg.K, 4200 J/kg.K a) Hỏi nhiệt độ của quả cầu và nước khi cân bằng là bao nhiêu? b) Tính nhiệt lượng của nước thu vào? c) Tính khối lượng của quả cầu?

haha

SS
2 tháng 6 2016 lúc 19:12

1/ - Vì giữa các phân tử nước và giữa các phân tử mực đều có khoảng cách, và do các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng nên các phân tử mực có thể xen vào khoảng cách các phân tử nước và ngược lại.

 - Khi tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn. Vì khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

2/ a) Nhiệt độ của quả cầu và nước khi cân bằng là 40oC.

b) Nhiệt lượng nước thu vào:

Q2= m2. c2.t2= 0,5.4200.(40-30) = 21000J.

c) Nhiệt lượng đồng tỏa ra:

Q1= m1. c1.t1= m1. 380.(120-40)= m1.30400

 Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên:

Q1 = Q2

m1.30400 = 21000

\(\Rightarrow\) m1= \(\frac{21000}{30400}\) = 0,69 kg Vậy khối lượng của đồng là 0,69kg 

Bình luận (0)
DV
2 tháng 6 2016 lúc 19:05

Bài 1 :

- Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía.- Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn vì khi đó các phân tử chuyển   động nhanh hơn
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
RN
Xem chi tiết
SS
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết