DT

1, Đặc điểm khí hậu và thời tiết của nước ta là gì?

2,Các mùa khí hậu tự nhiên Việt Nam là gì?

3, Nêu đặc điểm của song ngòi.

4,hãy nêu tên các đồng bằng lớn của nước ta.thanghoa

PT
7 tháng 5 2017 lúc 9:10

1,- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Bình luận (0)
PT
7 tháng 5 2017 lúc 9:13

3,

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

Bình luận (0)
PT
7 tháng 5 2017 lúc 9:14

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng Duyên hải

Đồng bằng sông Cửu Long

Bình luận (0)
PT
7 tháng 5 2017 lúc 9:12

2,

Tính chất nhiệt đới thế hiện rõ nét qua yếu tố bức xạ. Lượng bức xạ tổrig cộng trung bình năm từ 110-130 kcal/cm2; cán cân bức xạ quanh năm dương từ 85-110Kcal/cm2, đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới và á xích đạo. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở hầu hết mọi nơi trong cả nước thường từ 22-25°C, ở Hà Nội là 23,5°c và ở Thành phố Hồ Chí Minh tới 27,1°c. Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam còn được biểu hiện qua sự tham gia của gió Mậu dịch thổi thường xuyên từ khu vực áp cao Tây Thái Bình Dương ở chí tuyến Bắc về Xích đạo qua lãnh thổ nước ta. Về mùa đông, gió Mậu dịch thổi theo hướng đông và đông bắc; nó chỉ khác với gió mùa Đông Bắc ở tính chất nóng và khô. Về mùa hạ, gió Mậu dịch thổi theo hướng đông nam xen kẽ với gió mùa Tây Nam. - Tính chất gió mùa Tính chất gió mùa là sự biến thiên theo mùa của khí hậu Việt Nam, mà nguyên nhân hình thành chính là do sự luân phiên hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Trên lãnh thổ nước ta, nơi nào cũng có mùa khô và mùa mưa xen kẽ với các mức độ khác nhau, kể cả có sự lệch pha của mùa mưa và mùa khô của một số địa phương so với cả nước. + Gió mùa mùa đông Hệ thống gió mùa đông thường được gọi là gió mùa Đông Bắc hoạt động chủ yếu trong thời kì mùa đông, mang đến các khối không khí lạnh và khô ở vùng cực đới làm cho Việt Nam có một mùa đông lạnh so với các vùng có vùng vĩ độ tương tự. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng tới Việt Nam theo từng đợt và theo các thời kì khác nhau. Bản chất của gió mùa Đông Bắc là sự di chuyển của khối không khí cực đới lục địa (NPc) từ vùng áp cao Xibia thổi về khiến trời trở lạnh và từ tháng 11 dấn tháng 3. Còn trong các tháng đầu và cuối mùa đông các đợt gió mùa Đông Bắc xuất phát từ vùng áp cao Trung Hoa nên thường yếu và ít lạnh hơn. Có thể nhận biết và theo dõi diễn biến của các đợt hoạt động của gió mùa Đông Bắc bằng sự di chuyển của các frông lạnh được hình thành giữa khối không khí cực mới đến và các khối không khí nóng hơn đang tồn tại ở Việt Nam. Mỗi khi frông cực tràn về nhiệt độ giảm đi nhanh chóng, trung bình khoảng 3-5°C/24 giờ, có khi đến 5-10°C/24 giờ, thậm chí khu Đông Bắc, nhiệt độ có thế giảm trên 10°C/24 giờ. Sự biến thiên về độ ẩm và lượng mưa mỗi khi frông cực tràn về có phần phức tạp hơn, tuỳ thuộc vào địa hình và quãng đường di chuyến. + Gió mùa mùa hạ Ở Việt Nam gió mùa mùa hạ có hướng thịnh hành là hướng tây nam với nguồn gốc không đồng nhất do mang theo hai khối không khí khác nhau là khối không khí nhiệt đới biển Bắc Ân Độ Dương và khôi không khí xích đạo. Khối không khí nhiệt đới biển Bắc Ân Độ Dương (hay còn gọi là khối không khí chí tuyến vịnh Bengan -TBg) có nguồn gốc biển nên nóng và ẩm, thường mang đến những trận mưa đầu mùa hạ. Ảnh hưởng của khối không khí này trên lãnh thổ nước ta có những nét khác nhau đối với từng khu vực. Ở Nam Bộ và Tây Nguyên hay có mưa dông nhiệt. Càng lên phía bắc và sang sườn Đông của dãy núi Trường Sơn, do chịu hiệu ứng phơn, khối không khí này đã mang lại thời tiết rất khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 37°c và độ ẩm tương đối xuống thấp dưới 45%, được gọi là gió Lào hay gió Tây. Gió Tây tác động mạnh từ Nghệ An đến Quảng Trị và rải rác ở các khu vực phía đông của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào và dãy núi Trường Sơn (khu Tây Bắc, Bình Định, Phú Yên, và đôi khi có ảnh hướng tới tận đồng bằng Bắc Bộ). Thời gian hoạt động của gió Tây vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Gió Tây thường thổi từng đợt, đợt ngắn 2-3 ngày, đợt dài thì có thể tới 10 - 15 ngày với cường độ mạnh nhất vào buổi trưa và đến buổi chiều. Khối khí Xích đạo (Em) được hình thành từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo và thổi đến Việt Nam thành gió mùa Tây Nam. Đến lãnh thổ nước ta các thuộc tính về nhiệt và ẩm của khối không khí xích đạo tuy có sự biến tính ít nhiều nhưng vẫn giữ được bản chất là nóng và ẩm: nhiệt độ từ 26°-30°C, độ ấm tương đối 85 — 90%. Tầng ẩm rất dày do tác dụng hội tụ và thăng lên của không khí trên dải hội tụ nhiệt đới. Khối khí xích đạo hoạt động ở miền Nam nước ta nhiều hơn ở miền Bắc do thời gian đường hội tụ nhiệt đới nằm ở phía nam dài hơn, từ tháng 6 đến tháng 10, còn ở đồng bằng Bắc Bộ thì chỉ mạnh nhất vào tháng 8, gây ra kiểu thời tiết mưa Ngâu.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
AP
Xem chi tiết