2. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.
3. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm 1986.
4. Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa.
5. Ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta lần lượt từ Bắc xuống Nam là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
6. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng: Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
7. Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi như Tây Bắc, dọc dãy Trường Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên,…
8. Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm hơn 1 triệu người.
9. Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.
+ Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước...).
+ Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.
- Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.
+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.
+ Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.
10. Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp chủ yêu là cần phải thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
11. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
12. Ngành dịch vụ tiêu dùng.
13. Rừng sản xuất.
14. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là đất feralit do nước ta chủ yếu là đồi núi.
15. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực dưới sự tác động của quá trình CNH-HĐH, theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
16. Hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ là gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm.
17. Vùng duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.
18. Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú,…
19. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
20. Công nghiệp năng lượng.