NT
DL
24 tháng 7 2022 lúc 19:52

Đề 9:

Câu 1: 

Thành ngữ: lòng chim dạ cá

Câu 2:

Qua lời than của Vũ Nương, ta thấy được nàng là người có vẻ đẹp son sắt, chung thủy, yêu thương chồng con. Đồng thời, nàng nguyện chịu tất cả điều khổ sở để chứng minh mình không hề có người khác, vẫn luôn giữ gìn trinh tiết. Từ đó, cũng có thể thấy nàng là người con trọng danh dự, phẩm chất của mình và nàng không sợ gì cả bởi nàng thật sự trong sạch. Qua phẩm hạnh của Vũ Nương, chúng ta cũng biết được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn luôn mạnh mẽ, chăm chỉ, luôn giữ gìn mình, luôn thủy chung, yêu thương chồng con.

Đề 10:

Câu 1: 

Được dẫn bằng cách trực tiếp.

Dẫn cách khác: Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng vào nói vọng vào rằng nàng cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ, đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa rồi.

Câu 2: 

Em cảm nhận được vẻ đẹp luôn biết tha thứ cho lỗi lầm của người làm tổn thương, bức mình đến chết. Vẻ đẹp biết ơn biết nghĩa và tấm lòng tha thiết khi không thể trở về bên chồng, sự yêu thương của nàng dành cho chồng vẫn còn đó mãi mãi không mất đi.

Câu 3:

Có ý kiến cho rằng: "Câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cách lung linh huyền ảo". Theo em, Nguyễn Dữ đã muốn cho cái kết câu chuyện này là cái kết thoải mái, có hậu nhưng lại không biết làm cách nào để dẫn một tình thế đang đau buồn thành hạnh phúc. Khéo léo và tinh tế, nhà văn cho thêm chi tiết kỳ ảo rằng Vũ Nương sẽ biến mất đi không trở về được nữa, nhưng đan xen với nói là chi tiết Trương Sinh đã nhận ra lầm lỗi của mình và được Vũ Nương tha thứ. Có thể nói rằng, cái kết thúc của câu chuyện là kết thúc bi kịch nhưng đem lại sự thoải mái của cả nhân vật, tác giả và người đọc. Cũng có thể, đúng như ý kiến đó nói rằng sự bi kịch vẫn tiềm ẩn trong sự lung linh huyền ảo mà nhà văn tạo ra, đúng thật vậy vì cuối cùng hai vợ chồng vẫn không thể ở với nhau mà chia lìa đôi bên. Và chính cái tính kiêu ngạo, không tin tưởng vợ, gia  trưởng của Trương Sinh cũng đã tạo ra cái kết ấy. Nói chung, sự bi kịch ở cái kết là một sự bi kịch khi hai người phải chia xa, gương vỡ không thể lành. Nhưng bên cạnh đó cái kết cũng có hậu khi mà Trương Sinh đã nhận ra sai lầm của mình và được người vợ của mình tha thứ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết