1H
H24

Tham khảo:

Câu 1:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - động lực phát triển mạnh nhất. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang đóng góp khoảng 45% vào kinh tế đất nước.

Câu 2:

Nằm trong miền khí hậu phía NamĐông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao  hầu như không thay đổi trong năm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất  sinh hoạt

Câu 3:

 - Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi: + Địa hình thoải, đất xám, đất badan

Câu 4:

* Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên: • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước. • Địa hình tương đối bằng phẳng. • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu. • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước. • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Điều kiện dân cư- xã hội: • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng).

Bình luận (3)
PT
2 tháng 3 2022 lúc 9:23

tham khảo :
câu 1 : 
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn được mệnh danh là “bát giác kim cương” gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang đã có những đóng góp đáng kể tạo nên sức bật và duy trì vị trí dẫn đầu nền kinh tế cả nước 
câu 2. 

 Đặc điểm:

+ Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

+ Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

- Khó khăn:

+ Trên đất liền ít khoáng sản.

+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Bình luận (1)
NU
2 tháng 3 2022 lúc 15:33

Câu 1:

Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa kể từ Đại hội lần thứ 6 (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân, miền Trung (Huế - Quảng Nam Đà Nẵng - Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Bà Rịa-Vũng Tàu) với Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau này, do yêu cầu về phát triển vùng và đặc biệt là do sự phát triển năng động của các tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh tế (như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc, tỉnh Bình Định ở miền Trung và tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước ở miền Nam), các tam giác phát triển đã được mở rộng không gian địa lý.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
PE
Xem chi tiết
TE
Xem chi tiết
QB
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
PS
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
HQ
Xem chi tiết