H24
NP
10 tháng 8 2021 lúc 15:49

Tham khảo:

- Tác giả: Thạch Lam

+ Thể loại: tùy bút

+ PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả

- Nội dung chính của văn bản:  "Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ." Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng động, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa, lối sống của người Hà Nội qua Cốm: Một thứ quà của lúa non.

- Theo tác giả cốm kết tinh từ những điều tinh túy, đẹp đẽ nhất:

- Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ.

- Mùi thơm mát của bông lúa non trên cánh đồng xanh

- Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

- Những cảm giác, ấn tượng của tác giả đã nêu nên tính biểu cảm của đoạn văn.

- Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi cảm: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.

- Liên tưởng với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.

 - Tác giả mở đầu bằng những hình ảnh, chi tiết :

       + Hương thơm lá sen trong làn gió nhẹ mùa hè.

       + Hương thơm bông lúa trên cánh đồng xanh.

   - Tác giả tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn qua cảm giác về hương thơm lá sen, mùi lúa non, cảm nhận tinh tế về “giọt sữa” đông lại trong cái vỏ xanh xanh.

-

- Cốm được làm từ lúa non, một đặc trưng của đồng nội, mang trong mình hương vị mộc mạc, thanh khiết. Nó đã trở thành một món quà, thành lễ phẩm rất độc đáo. Hơn thế, nó còn gắn với phong tục văn hóa của dân tộc.

- Tác giả vô cùng tinh tế và trân trọng cốm. Ăn cốm là thưởng thức, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lúa non, cái dịu dàng, thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức con người.

  

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết