NN
TP
27 tháng 6 2021 lúc 9:51

 Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau . Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc , nhưng thật ra lại là rất hợp lý . Kiều bán mình cứu cha và em là đã đền đáp được một phần công lao cha mẹ , nên nàng cắn rứt khôn nguôi .

* Cùng là nỗi nhớ những cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau :

+ Nhớ Kim Trọng : Kiều “ tưởng ” như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện , đính ước “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng " . Cái đêm ấy hình như mới ngày hôm qua . Một lần khác nàng nhớ về Kim Trọng cũng là “ Nhớ lời nguyện ước ba sinh ” . Kiều xót xa hình dung người yêu vẫn chưa biết tin nàng bán mình , vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi . Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn : “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai " . Có lẽ “ tấm son ” ấy là tấm lòng Kiều son sắt , thuỷ chung , không nguôi nhớ thương Kim Trọng . Cũng có thể là Kiều đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt đã bị dập vùi , hoen ố , không biết bao giờ mới gột rửa cho được . Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can .

+ Nhớ cha mẹ : nàng thấy “ xót ” khi tưởng tượng , ở chốn quê nhà , cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu . Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “ quạt nồng ấp lạnh ” , phụng dưỡng song thân , băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không . Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay , gốc tử đã vừa người ôm , cha mẹ ngày thêm già yếu . Cụm từ “ cách mấy nắng mưa ” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng , vừa gợi được sự tàn phá của thời gian , của thiên nhiên lên con người và cảnh vật . Lần nào nhớ về cha mẹ , Kiều cũng “ nhớ ơn chín chữ cao sâu ” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành , phụ công nuôi dạy của cha mẹ .

* Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng . Hoàn cảnh của nàng lúc này thật xót xa , đau đớn . Nhưng quên đi cảnh ngộ bản thân , nàng đã hướng yêu thương vào những người thân yêu nhất . Trái tim nàng thật giàu yêu thương giàu đức hi sinh . Nàng thật sự là một người tình thuỷ chung , một người con hiếu thảo , một người có tấm lòng vị tha cao cả đáng quý 

Bình luận (0)
SB
27 tháng 6 2021 lúc 9:51

THAM KHẢO Ạ

 

Có ý kiến cho rằng nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên

Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí, thể hiện cái tài của ND. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha,cứu cả gia đình, bị đẩy vào lầu xanh.Kiều đã Làm tròn đc chữ hiếu. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt." ND là người có con mắt trông khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cái tài, cái tâm của ông trải dài trên thiên truyện. Chính vì vậy mà ND đã miêu tả K nhớ người yêu trước rồi nhớ đến cha mẹ sau hoàn toàn hợp lí. Qua đó còn cho thấy phẩm chất tốt đẹp của nàng, là con người nặng tình nghĩa, luôn nghĩ đén những người thân yêu.

câu 2

Đoạn văn trên được trích từ "Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. Qua đoạn văn tả thấy trước hết cô Kiều là một người tình chung thủy. Dù đã bán mình chuộc cha nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ về Kim Trọng. Kiều nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp cùng chàng Kim với những lời thề non hẹn biển. Càng nhớ lại càng đau khổ vì cô cảm thấy chính mình đã phụ bạc tình yêu của Kim Trọng. Lúc này đây, Kiều đang đo lắng cho Kim Trọng, có lẽ ở nơi quê nhà chàng cũng đang tìm kiếm, mong ngóng tin tức của Kiều từng ngày. Bên cạnh đó ta còn thấy Kiều là một người con hiếu thảo. Phải bán mình chuộc cha và em nhưng nàng không hề oán hận mà luôn lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà. Trước kia khi còn ở nhà Kiều là người ủ ấm giường, là người quạt cho cha mẹ mỗi khi nóng bức. Nay nàng đã rời xa gia đình nên lúc nào cũng đau đáu không biết ai sẽ thay mình chăm sóc mẹ cha. Nỗi nhớ thương của Kiều được gửi gắm trong những vần thơ lục bát càng khiến người đọc xót xa, tiếc nuối. Nhu vậy qua đoạn thơ trên ta thấy Kiều không chỉ là một người tình chúng thủy mà còn là một người con rất mực hiếu thảo.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết