Tìm các tập hợp B(6), B(9).
Tìm các tập hợp B(6), B(9).
Gọi BC(6, 9) là tập hợp các số vừa là bội của 6, vừa là bội của 9. Hãy viết tập BC(6, 9).
BC(6, 9) = {0; 18; 36; 54; ...}
Trả lời bởi Hà Quang MinhTìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập BC(6, 9).
Số nhỏ nhất khác 0 trong tập BC(6; 9) là 18.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTìm BCNN(36,9).
Do 36 \( \vdots \) 9 nên BCNN(36,9) = 36.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTìm bội chung nhỏ nhất của:
a) 6 và 8;
b) 8, 9, 72.
a) B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; ...}
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; ...}
Do đó BC(6, 8) = {0; 24; 48; ...}
Vậy BCNN(6, 8) = 24
b) Vì 72 \( \vdots \) 8 và 72 \( \vdots \) 9 nên BCNN(8, 9, 72) = 72.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCó hai chiếc máy A và B. Lịch bảo dưỡng định kì đối với máy A là 6 tháng và đối với máy B là 9 tháng Hai máy vừa cùng được bảo dưỡng vào tháng 5. Hỏi sau bao lâu thì hai máy lại được bảo dưỡng trong cùng một tháng?
Số tháng cần tìm là BCNN(6, 9)
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; ...}
B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; ...}
Nên BC(6, 9) = {0; 18; 36; 54; ...}
Do đó BCNN(6, 9) = 18
Vậy sau ít nhất 18 tháng nữa thì hai máy được bảo dưỡng cùng một tháng.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTìm bội chung nhỏ nhất của 9 và 15, biết 9 = 32 và 15 = 3. 5.
Ta có:\(9 = 3^2 ; 15 =3. 5\)
Thừa số nguyên tố chung là 3 và thừa số nguyên tố riêng là 5. Số mũ lớn nhất của 3 là 2, của 5 là 1 nên
BCNN(9, 15) = 32.5= 45
Trả lời bởi Hà Quang MinhBiết bội chung nhỏ nhất của 8 và 6 là 24. Tìm các bội chung nhỏ hơn 100 của 8 và 6.
BC(8, 6) = B(24) ={0; 24; 48; 72; 96; 120;...}
Vậy các bội chung nhỏ hơn 100 của 8 và 6 là : 0; 24; 48; 72; 96.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTìm bội chung nhỏ nhất của 15 và 54. Từ đó, hãy tìm các bội chung nhỏ hơn 1 000 của 15 và 5.
Phân tích 15 và 54 ra thừa số nguyên tố: 15 = 3.5 ; 54 = 2.33
Ta thấy thừa số nguyên tố chung là 3 và thừa số nguyên tố riêng là 2 và 5. Số mũ lớn nhất của 3 là 3, của 2 là 1, của 5 là 1 nên BCNN(15, 54) = 2.33.5 = 270
Do đó BC(15, 54) = {0; 270; 540; 810; 1080; ...}
Vậy bội chung nhỏ hơn 1000 của 15 và 54 là: 0; 270; 540; 810.
Trả lời bởi Hà Quang MinhLịch xuất bến của một số xe buýt tại bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) được ghi ở bảng bên. Giả sử các xe buýt xuất bến cùng lúc vào 10 giờ 35 phút. Hỏi vào các thời điểm nào trong ngày (từ 10 giờ 35 phút đến 22 giờ) các xe buýt này lại xuất bến cùng một lúc?
Ta có 22h – 10h35p =11h25p = 685 phút
Thời gian các xe cùng xuất bến cách 10h35p các khoảng thời gian là BC(9, 10, 15) và nhỏ hơn 685 phút
Ta có: 9 = 32, 10 = 2.5, 15 = 3.5.
=> BCNN(9, 10, 15) = 2.32.5 = 90
Như vậy, cứ sau 90 phút thì các xe lại cùng xuất phát
Các BC(9, 10, 15) và nhỏ hơn 685 là: 0; 90; 180; 270; 360; 450; 540; 630.
Ta lấy 10h35p cộng lần lượt với 0; 90; 180; 270; 360; 450; 540; 630 phút ta được:
Thời gian các xe cùng xuất bến là: 10h35p, 12h05p; 13h35p; 15h05p; 16h35p; 18h05p; 19h35p; 21h05p.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42, 48; 54, ...}
B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63, ...}
Trả lời bởi Hà Quang Minh