Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

TH

Đang theo dõi (8)

LT
IH
TH
SK
H24

Câu trả lời:

Sau một loạt các hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài đã gây nên những phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân, phong trào chống Shogun diễn ra quyết liệt ở nhiều nơi vào những năm 60 của thế kỉ XIX dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ sau 265 năm tồn tại ở Nhật Bản.

Ngày 03/01/1868, ngay sau khi lên ngôi, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt các cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục... để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

Về chính trị: Nhật Hoàng tuyên bố xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia thống nhất thuộc sự chỉ huy của chính phủ trung ương, tổ chức chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu... Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.

Về kinh tế: Thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép tự do buôn bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống...

Về văn hóa - giáo dục: Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của phát triển. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học - kĩ thuật vào chương trình giảng dạy, cử các thành niên ưu tú ra nước ngoài du học với khẩu hiệu '' khoa học phương Tây, đạo đức phương Đông ''.

Về quân sự: hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, ( 1873 ) thực thi chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí, đạn dược được chú trọng phát triển, mời các chuyên gia quân sự nước ngoài về...

Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân ( 1868 - 1895 ), Nhật Bản đã có những bước phát triển vượt bậc, Minh Trị duy tân mở đường cho Nhật Bản tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy lịch sử Nhật Bản gọi thời kỳ này là ' cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ' ở Nhật Bản.

Cuộc duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng xã hội tiến bộ, toàn diện, đã đưa Nhật Bản phong kiến, lạc hậu trở thành nước đế quốc với nền công nghiệp phát triển hiện đại.

Tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa phát triển ở Nhật và chuyển nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Nhật Bản phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự, đã lần lượt xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng trước đây kí kết với các nước tư bản khác, thoát khỏi số phận trở thành nước thuộc địa, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhật Bản là nước tư bản ở châu Á, gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát triển, trở thành biểu tượng cho công cuộc duy tân, tự cường ở châu Á.

Cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến ở châu Á.

 

Câu trả lời:

Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược

Dùng hải quân đánh chiếm các đảo phía nam, dùng lục quân đổ bộ vào phần lục địa phía đông châu Á, cụ thể:

Tiến hành chiến tranh Trung - Nhật ( 1894 - 1895 ), buộc triều đình Mãn Thanh phải nhượng cho Nhật Bản đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, Liêu Đông, và 300 triệu lạng bạc bồi thường chiến phí.

Chiến tranh Nga - Nhật ( 1904 - 1905 ) buộc Nga Hoàng phải cắt cho Nhật phần đất phía nam đảo Xa-kha-lin và cảng Lữ Nhuận, nhượng cho Nhật kinh doanh đường sắt ở miền nam Mãn Châu và chiếm bán đảo Liêu Đông, Cao Ly ( Triều Tiên ) thuộc quyền kiểm soát của Nhật.

Nhật Bản tiến lên con đường đế quốc chủ nghĩa

Những thắng lợi về quân sự đã tạo điều kiện vật chất để nền công nghiệp Nhật Bản phát triển.

Công nghiệp nặng tăng nhanh chóng ( gang tăng 9 lần, thép hơn 212 lần, công nghiệp nhiệt điện, thủy điển phát triển... )

Các công ty độc quyền ra đời như Mitsui, Mitsubishi...

Giai cấp công nhân ra đời không ngừng đấu tranh chống tư sản.

Nhật Bản là nước đế quốc phong kiến quân phiệt

Đế quốc Nhật Bản vẫn duy trì sự chiếm hữu ruộng đất phong kiến.

Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là các võ sĩ, vẫn có ưu thế chính trị rất lớn.

Phát triển công nghiệp, quân sự, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Câu trả lời:

Hoàn cảnh châu Á: Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á đều bị các nước tư bản phương Tây xâm chiếm. Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai thuộc Anh, Phi-líp-pin thuộc Mỹ, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia thuộc Pháp.

Hoàn cảnh Nhật Bản: Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, bế tắc, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước phương Tây và phải kí với phương Tây các hiệp ước bất bình đẳng. Gây nên sự bất mãn trong nhân dân, phong trào đấu tranh chống Shogun diễn ra quyết liệt vào những năm 60 của thế kỉ XIX, dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản. Tháng 01/ 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi đã tiến hành các cải cách tiến bộ.

Nội dung cải cách: 

Về chính trị: Nhật Hoàng tuyên bố xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia thống nhất thuộc sự chỉ huy của chính phủ trung ương, tổ chức chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Về kinh tế: thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép tự do buôn bán ruộng đất, tăng cường phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống...

Về văn hóa - giáo dục: coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của phát triển, thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học - kĩ thuật vào chương trình giảng dạy, cử các thành niên ưu tú ra nước ngoài du học với khẩu hiệu '' khoa học phương Tây, đạo đức phương Đông ".

Về quân sự: hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, ( 1873 ) thực thi chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí, đạn dược được chú trọng phát triển, mời các chuyên gia quân sự nước ngoài về...

Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân ( 1868 - 1895 ), Nhật Bản có những bước phát triển nhảy vọt, Minh Trị duy tân mở đường cho Nhật Bản tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, lịch sử Nhật Bản gọi đây là thời kì '' cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ nhất '' của Nhật Bản.