Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai điểm M và N đối xứng qua vân trung tâm có hai vân sáng bậc 4. Dịch màn ra xa hai khe thêm một lượng 50cm theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe. So với lúc chưa dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN lúc này giảm đi
A. 2 vân
B. 4 vân
C. 7 vân
D. 6 vân
Một sóng ngang truyền dọc theo sợi dây đàn hồi dài với tốc độ 3 m/s, tần số sóng là 10 Hz, biên độ sóng không đổi bằng 2 cm. Hai phần tử M, N trên dây có vị trí cần bằng cách nhau 10 cm. Vận tốc tương đối của M so với N độ lớn cực đại bằng
A. 40π cm/s B. 80π cm/s C. \(40\pi\sqrt{3}\) cm/s D. \(80\pi\sqrt{3}\) cm/s
Cho mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C. Tại thời điểm t1 thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là i1, điện áp trên tụ là u1. Đến thời điểm \(t_2=t_1+\frac{\pi}{2}\sqrt{LC}\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là i2 và điện áp trên tụ là u2. Gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm. Hệ thức nào sau đây không đúng
A. \(C\left(u^2_1+u^2_2\right)=LI^2_0\) B. \(i^2_{_{ }1}+i^2_2=I^2_0\) C. \(Li^2_1=Cu^2_2\) D. \(u^2_1+u^2_2=LC\left(I^2_1+I^2_2\right)\)
Hai con lắc lò xo giống nhau treo vào hai điểm trên cùng giá đỡ nằm ngang. Khối lượng lò xo không đáng kể, trọng lượng vật nặng mỗi con lắc là 10N. Ban đầu, người ta đưa vật nặng của cả hai con lắc thức nhất đến vị trí lò xo không biến dạng. Tại thời điểm t=0, người ta buông nhẹ vật nặng con lắc thứ nhất. Ngay khi con lắc thứ nhất qua vị trí cân bằng lần đầu tiên thì người ta buông nhẹ vật nặng con lắc thứ hai. Hợp lực do hai con lắc tác dụng lên giá đỡ có độ lớn cực đại gần với giá trị nào sau đây nhất
A. \(10\sqrt{2}\) N B. 20N C. 10N D. 34N
Một mạch điện xoay chiều theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần, điện trở thuần và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C= C0 thì điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm nối tiếp điện trở lệch pha \(\frac{\pi}{2}\) so với điện áp tức thời hai đầu cả đoạn mạch. Gọi UL, UR, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm, điện trở và tụ điện. Nếu sau đó tăng C thì
A. UC giảm rồi tăng B. UC tăng rồi giảm C. UL tăng rồi giảm D. UR giảm rồi tăng
Mắc lần lượt hai điện trở R1 và R2 (R1< R2) vào nguồn điện có suất điện động 14V và điện trở trong 2Ω thì công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài trong hai trường hợp như nhau. Nếu mắc hai điện trở R1 và R2 song song với nhau vào nguồn điện trên thì cường độ dòng điện qua nguồn khi đó bằng 5A. Tỉ số giữa R1 và R2 là
A. 1 B. \(\frac{1}{2}\) C. \(\frac{1}{3}\) D. \(\frac{1}{4}\)
Một con lắc đơn có chiều dài 1.5m, được treo trên trần một chiếc xe đang chuyển động chậm dần đều theo phương ngang trong mộ khoảng thời gian dài. Biết trong 5s cuối cùng trước khi dừng hẳn xe đi được 10m. Lấy g= 9.8 m/\(s^2\) và bỏ qua mọi lực cản đối với con lắc. Tốc độ cực đại của con lắc sau khi xe dừng hẳn gần với giá trị nào sau đây nhất
A. 0.31 m/s B. 0.20 m/s C. 0.41 m/s D. 0.37 m/s
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều \(u=200\sqrt{2}\cos100\pi t\left(V\right)\). Dòng điện chạy trong đoạn mạch có biểu thức \(i=2\sqrt{2}\cos\left(100\pi t-\frac{\pi}{4}\right)\left(A\right)\). Điện trở thuần của đoạn mạch:
A. 200Ω B. \(100\sqrt{2}\Omega\) C. \(50\sqrt{2}\Omega\) D. 100Ω
Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp theo thứ tự đó. Gọi uR; uL; uLC lần lượt là điện áp tức thời trên điện trở; trên cuộn cảm; trên tụ điện và trên đoạn mạch gồm cuộn cảm nối tiếp tụ điện. Hệ thức nào sau đây luôn đúng?
A. \(\frac{u_L}{u_C}=-\frac{Z_L}{Z_C}\) B. \(u^2=u^2_R+u^2_L+u^2_C\) C. \(\left(\frac{u_R}{U_R}\right)^2+\left(\frac{u_{LC}}{U_{LC}}\right)^2=1\) D. \(Z_Lu_C=-Z_Cu_L\)
Sóng dừng hình sin trên một sợi dây với bước sóng \(\lambda\), biên độ điểm bụng là A. Gọi C và D là hai điểm mà phần tử dây tại đó có biên độ tương ứng là \(\frac{A}{2}\) và \(\frac{A\sqrt{3}}{2}\). Giữa C và D có hai điểm nút và một điểm bụng. Độ lệch pha của dao động giữa hai phần tử C và D là:
A. \(\pi\) B. \(0.75\pi\) C. \(1.5\pi\) D. \(2\pi\)