Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 51
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


PM

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

ĐỀ 1.

CÂU 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

'' Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu."

a) Chép 4 dòng thơ tiếp trong đoạn thơ, nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép. Xác định tác giả và thể loại tác phảm chứa đoạn trích này.

b) Tìm và nêu tác dụng của 3 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 8 dòng thơ em vừa chép.

c) " Cảnh không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng." Phân tích 8 dòng thơ em vừa chép để làm rõ nhận định trên bằng một đoạn văn khoảng 12 - 13 câu.

CÂU 2. Bốn dòng thơ mở đầu đoạn trích " Cảnh ngày xuân" , Nguyễn Du đã đặt bút vẽ một bức tranh xuân tươi đẹp;

a) Hãy chép chính xác 4 dòng thơ đầu

b) Trong những dòng thơ miêu tả bức tranh xuân ở đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" , Nguyễn Du cũng đã từng miêu tả cỏ xanh rất ấn tượng :

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Hãy so sánh cách MT cỏ của Nguyễn Du trong 2 dòng thơ trên và trong đoạn thơ em vừa chép để thấy được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên tài tình của nhà thơ.

c) Bằng những rung động bản thân trước bức tranh xuân của Nguyễn Du, hãy viết đoạn văn Tổng - Phân - Hợp khoảng 12 - 15 câu cảm nhận về dòng thơ vừa chép. Trong đv sử dụng 1 câu hỏi tu từ, gạch chân câu hỏi tu từ đó

ĐỀ 2.

Câu 1.

- Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!
Đứa con nói:
- Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nói:
- Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

a) Đv trên trích từ văn bản nào ? Thuộc tác phẩm nào ? Của ai ? Nêu thể loại của tác phẩm đó.

b) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên. Xác định các từ ngữ xung hô được sử dụng trong đoạn trích.

c) Các lời nói của bé Đản, xét về ngôn ngữ đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Điều gì dẫn đến việc vi phạm đó ?

d) Vũ Nương dưới ngòi bút nhân văn Nguyễn Dữ mang nhiều vẻ đẹp phẩm chất đáng quý. Hãy lựa chọn một nét phẩm chất ở Vũ Nương và cảm nhận bằng đv diễn dịch khoảng 10 - 12 câu. Trong đv có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp, gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó.

CÂU 2.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

a) Chép 4 dòng thơ tiếp để hoàn thiện.

b) Xác định biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được Nguyễn Du sử dụng trong 8 dòng thơ em chép và nêu tác dụng

c) Phân tích 2 câu thơ" Buồn trông cửa bể chiều hôm?Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa." bằng đv T - P - H 7 - 10 câu.

PM

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

CÂU 1: Đọc đoan thơ sau và trả lời câu hỏi

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

a) Chép tiếp những dòng thơ Nguyễn Du miêu tả không khí lễ hội

b) Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình có trong đoạn thơ vừa chép thêm và nêu hiệu quả diễn đạt của các từ tượng hình và từ tượng thanh.

c) Có ý kiến cho rằng, 4 câu thơ đầu đoạn trích " Cảnh ngày xuân" chỉ thuần túy miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Em có cùng quan điểm trên không? Vì sao?

d) Từ " cành lê trắng điểm một vài bông hóoa" có được sắp xếp theo đúng trật tự ngữ pháp tiếng việt không? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? nêu tác dụng của nó. chép ra một câu thơ mà em đã học cũng có cách viết giống như vậy.

e) Dòng thơ" Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" khiến em liên tưởng tới dòng thơ nào trong tác phẩm văn 9 đã họ. Chép ;lại dòng thơ đso và chỉ ra nét tương đồng của những dòng thơ đó với 2 câu thơ trong " Truyện Kiều" CÂU 2: Cho đoạn trích sau: Buồn trông cửa bề chiều hôm ............ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. a) Xác định từ láy trong đoạn trích và nêu hiệu quả của các từ láy đó trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ b) Câu hỏi tu từ trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật trữ tình?