Bài 1: Tính thể tích của hỗn hợp gồm 14 g nitơ và 4 g khí NO.
Bài 2: Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2; 0,15 mol khí CO2; 0,65 mol khí N2và 0,45 mol khí H2
a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc).
b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.
Bài 3: Tính số hạt vi mô (nguyên tử hoặc phân tử)
a) 0,25 mol O2
b) 27 g H2O
c) 28 g N
d) 50 g CaCO3
Bài 4: Trong 20 g NaOH có bao nhiêu mol NaOH và bao nhiêu phân tử NaOH? Tính khối lượng của H2SO4 có phân tử bằng số phân tử của 20 g NaOH trên.
Bài 5: Một mẫu kim loại sắt có số nguyên tử nhiều gấp 5 lần số nguyên tử của 12,8 g kim loại đồng. Tìm khối lượng của mẫu kim loại sắt trên.
Bài tập tính toán số mol, khối lượng, tỉ khối.
Bài 1: Tính số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) có trong:
a) 0,4 mol Fe
b) 2,5 mol Cu
c) 0,25 mol Ag
d) 1,25 mol Al
e) 0,125 mol Hg
f) 0,2 mol O2
g) 1,25 mol CO2
h) 0,5 mol N2
Bài 2: Tính số mol của:
a) 1,8N H2
b) 2,5N N2
c) 3,6N NaCl
d) 0,06.1023 C12H12O11
Bài 3: Tính khối lượng của:
a) 5 mol Oxi
b) 4.5 mol Oxi
c) 6.1 mol Fe
d) 6.8 mol Fe2O3
e) 1.25 mol S
f) 0.3 mol SO2
g) 1.3 mol SO3
h) 0.75 mol Fe3O4
i) 0,7 mol N
j) 0,2 mol Cl
Bài 4: Tính thể tích của ở đktc
a) 2,45 mol N2
b) 3,2 mol O2
c) 1,45 mol CO2
d) 0,15 mol CO2
e) 0,2 mol NO2
f) 0,02 mol SO2
Bài 5: Tính thể tích khí ở đktc của:
a) 0,5 mol H2
b) 0,8 mol O2
c) 2 mol CO2
d) 3 mol CH4
e) 0,9 mol N2
f)1,5 mol H2
Bài 1: Người ta phải dùng một lực 380N mới kéo được một vật nặng 65kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2,5m và độ cao 0,6m . Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
Bài 2: Một thang máy có khối lượng m=580kg , được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện
a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó
b) Biết hiệu suất của máy là 80% . Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản
Bài 3: Người ta kéo vật khối lượng m=20kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s=10m và độ cao h=1,2m. Lực cản do ma sát trên đường là 30N
a) Tính công của người kéo. Coi vật chuyển động đều
b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
Bài 4: Để kéo một vật lên cao người kéo phải dùng một lực tối thiểu là 1400N Cũng kéo vật ấy lên , nhưng muốn lực kéo chỉ là 700 N thì phải dùng hệ thống ròng rọc như thế nào? So sánh công thực hiện trong hai trường hợp và rút ra kết luận
Bài 5: Một vật chuyển động theo hai giai đoạn
-Giai đoạn 1: Lực kéo F = 720N, vật đi quãng đường 20m
-Giai đoạn 2: Lực kéo giảm đi một nửa , quãng đường tăng lên gấp đôi
So sánh công của lực trong hai giai đoạn
Bài 6: Hai người cùng kéo một cái thùng nặng trên mặt sàn nằm ngang bằng các lực F1=280N và F2=410N theo hướng chuyển động của vật. Tính công mà mỗi người đã thực hiện và công tổng cộng khi thùng dịch chuyển, quãng đường s=14m
Bài 1: Một xe máy chuyển động đều , lực kéo của động cơ là 1200N . Trong 1 phút công sản ra là 780000J . Tính vận tốc chuyển động của xe
Bài 2: Một vật khối lượng m=2,5kg được thả rơi từ độ cao h=6m xuống đất. Trong quá trình chuyển động , lực cản bằng 4 % so với trọng lực. Tinh công của trọng lực và công của lực cản
Bài 3: Một người đi xe máy trên đoạn đường s=3km , lực cản trung bình của chuyển động là 80N . Tính công của lực kéo của động cơ trên quãng đường đó . Coi chuyển động của xe là đều
Bài 4: Động cơ của một ôtô thực hiện lực kéo không đổi F=4200N . Trong 45 giây , ôtô đi được quãng đường 810m. Coi chuyển động của ôtô là đều , tính vận tốc của ô tô và công của lực kéo
Bài 5: Người ta kéo vật khối lượng m=35kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s=8m và độ cao h=0,75m . Lực cản do ma sát trên đường là 20N . Tính công của người kéo . Coi vật chuyển động đều
Bài 1: Hai người có khối lượng bằng nhau thi chạy từ tầng 1 lên tầng 3. Người thứ nhất chạy nhanh hơn nên đến tầng 3 trước. Nhận xét nào sau đây là đúng, coi hai người chạy là đều
A . Công do người thứ nhất tạo ra lớn hơn vì người ấy phải tốn nhiều sức hơn
B . Công do người thứ hai tạo ra lớn hơn vì cùng một quãng đường người ấy tốn ít sức hơn
C . Công do hai người tạo ra bằng nhau
D . Không thể so sánh được vì không biết thời gian chuyển động của mỗi người
Bài 2: Một thang máy có khối lương m=750kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 80m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó
Bài 3: Một vật khối lượng m=8kg rơi từ độ cao h=3m xuống đất. Lực nào đã thực hiện công? Tính công của lực trong trường hợp này. Bỏ qua sức cản của không khí
Bài 4: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 8400N . Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường 12km
Bài 5: Một thang máy có khối lượng 700kg được kéo chuyển động đều lên cao với vận tốc 3m/s. Tính công của lực kéo trong thời gian 10 giây
Bài 1: Dùng lực F kéo vật trượt 2m trên mặt bàn nằm ngang công cần thiết là 90J . Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Với lực F = 40N thì không thể thực hiện được việc này
B . Khi lực F có phương nằm ngang thì giá trị của lực F là 45N
C . Lực F không thể vuông góc với mặt bàn
D . Lực F có thể nhỏ hơn 45N nếu ta kéo vật chuyển động thật chậm
Bài 2: Một người chèo thuyền ngược dòng sông , do nước chảy xiết nên thuyền không đi tới phía trước được . Trong trường hợp này người ấy có thực hiện công cơ học không ?
Bài 3: Trên một đoạn đường nằm ngang , một thợ xây đấy một xe cát từ A đến B , sau khi đổ hết cát lại đẩy xe từ B về A . Cho rằng xe càng nặng thì ma sát càng lớn , cả khi đi lẫn khi về xe chuyển động đểu . Nhận xét nào sau đây là đúng?
A . Công sinh ra khi đi và về bằng nhau vì quãng đường đi bằng nhau
B . Công sinh ra khi đi lớn hơn khi về vì cùng một đoạn đường nhưng khi đi phải đẩy bằng một lực mạnh hơn do xe có cát nặng
C . Công sinh ra khi đi nhỏ hơn khi về vì cùng một đoạn đường nhưng khi đi xe có quán tính lớn hơn do xe có cát nặng
D . Không thể so sánh được vì không biết cụ thể lực đẩy xe trong mỗi trường hợp
Bài 4: Một vật rơi từ trên cao xuống dưới . Thông tin nào dưới đây là đúng ?
A . Công của trọng lực tính trên mỗi mét đường đi là như nhau
B . Công của trọng lực tính trong những khoảng thời gian bằng nhau thì không bằng nhau
C . Công của trọng lực thực hiện khi vật rơi từ điểm M xuống điểm N tính bằng công thức A = P . SMN
D . Các thông tin A , B , C đều đúng
Bài 5 :Một khinh khí cầu bay thẳng lên cao từ mặt đất . Có ba ý kiến sau đây :
a ) Khinh khí cầu bay thẳng lên cao được là do công của lực đẩy Ác - si mét của không khí tác dụng lên khinh khí cầu
b ) Khinh khí cầu bay thẳng lên cao được là do Trái Đất không hút khinh khí cầu
c ) Khinh khí cầu bay thẳng lên cao được là do sức hút của Mặt Trăng rất mạnh
Theo em , ý kiến giải thích nào là đúng ?
Bài 1: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của những câu sau đúng ý nghĩa vật lí :
a ) Chỉ có “ công cơ học ” khi có . . . . . . . . . . . tác dụng vào vật và vật . . theo phương . . . . . . . . . vuông góc với phương của lực
b ) Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : . . . . . . . . . . . . và . . . . . . .
Bài 2: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
A . Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và độ chuyển dời
B. Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và vận tốc
C. Công cơ học phụ thuộc vào vận tốc và độ chuyển dời
D. Công cơ học phụ thuộc vào trọng lượng và độ chuyển dời
Bài 3: Trong các phát biểu sau , phát biểu nào đúng với định luật về công
A.Các máy cơ đơn giản đểu cho lợi về công
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công , mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công , được lợi nhiều lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công , trong đó lợi cả về lực lẫn đường đi
Bài 4: Trong các trường hợp sau đây , trường hợp nào có công cơ học ? Trường hợp nào không có công cơ học ? Hãy giải thích ?
a ) Dùng dây kéo chiếc thùng gỗ chuyển động trên sàn nhà nằm ngang
b ) Dùng ngón tay đè lên một quyển sách đang nằm yên trên bàn
c ) Một chiếc ôtô đang chuyển động
Bài 5: Ghép mỗi thành phần của a, b, c, d với một thành phần của 1, 2, 3, 4 để được các câu đúng
a) Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố là
b) Công thức tính công cơ học là
c) Công thức tính lực đẩy Ác - si - mét là
d) Công cơ học có
1) đơn vị là Jun ( J )
2) FA = d . V ( d là trọng lượng riêng của chất lỏng , V là phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ )
3) A = Fs ( F là lực tác dụng , s là quãng đường dịch chuyển của vật )
4) lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển