Bài 1: Người ta phải dùng một lực 380N mới kéo được một vật nặng 65kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2,5m và độ cao 0,6m . Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
Bài 2: Một thang máy có khối lượng m=580kg , được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện
a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó
b) Biết hiệu suất của máy là 80% . Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản
Bài 3: Người ta kéo vật khối lượng m=20kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s=10m và độ cao h=1,2m. Lực cản do ma sát trên đường là 30N
a) Tính công của người kéo. Coi vật chuyển động đều
b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
Bài 4: Để kéo một vật lên cao người kéo phải dùng một lực tối thiểu là 1400N Cũng kéo vật ấy lên , nhưng muốn lực kéo chỉ là 700 N thì phải dùng hệ thống ròng rọc như thế nào? So sánh công thực hiện trong hai trường hợp và rút ra kết luận
Bài 5: Một vật chuyển động theo hai giai đoạn
-Giai đoạn 1: Lực kéo F = 720N, vật đi quãng đường 20m
-Giai đoạn 2: Lực kéo giảm đi một nửa , quãng đường tăng lên gấp đôi
So sánh công của lực trong hai giai đoạn
Bài 6: Hai người cùng kéo một cái thùng nặng trên mặt sàn nằm ngang bằng các lực F1=280N và F2=410N theo hướng chuyển động của vật. Tính công mà mỗi người đã thực hiện và công tổng cộng khi thùng dịch chuyển, quãng đường s=14m
Bài 1
Giải
Công có ích là:
Aci= P.h= 10.65.0.6= 390(J)
Công toàn phần là:
Atp= F.l= 380.2,5= 950(J)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
H= \(\frac{A_{ci}.100\%}{A_{tp}}=\frac{390.100\%}{950}\approx41,053\left(\%\right)\)
Vậy ...
Bài 2
Giải
a) Công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện là:
A= P.h= 10.580.125=725000(J)
b) Công do máy thực hiện là:
A'= \(\frac{A.100\%}{H}=\frac{725000.100\%}{80\%}=906250\left(J\right)\)
Công hao phí do lực cản là:
Ahp= A'- A= 906250- 725000= 181250(J)
Vậy ...