Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 28
Điểm GP 0
Điểm SP 8

Người theo dõi (9)

TC
H24
BK

Đang theo dõi (2)

TC

Câu trả lời:

Nguyễn Nhạc (chữ Hán: 阮岳; 1743 - 1793) hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788, xưng là Thái Đức Hoàng Đế. Từ năm 1789 - 1793, ông từ bỏ đế hiệu để trao lại quyền lãnh đạo cho em trai là hoàng đế Quang Trung, còn ông thay đổi tước hiệu của mình xuống thành Tây Sơn vương.

Nguyễn Văn Nhạc và hai người em trai của ông, được biết với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứtcuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc vàNguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê.

Song ông không có ý muốn thống nhất đất nước khi đã tiêu diệt chúa Trịnh ở phía bắc mà lên ngôi hoàng đế khi đất nước chưa thống nhất. Về sau, ông đã bị lu mờ trước người đã tiếp tục lãnh đạo phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước là em trai ông, Nguyễn Huệ. Nhận thấy tài năng của em trai vượt hơn mình, để tránh nội bộ nhà Tây Sơn bị chia rẽ, ông giao lại quyền lãnh đạo cho em trai là Nguyễn Huệ, còn ông chỉ xưng làTây Sơn vương, lui về ở tại thành Quy Nhơn. Năm 1793, ông uất ức rồi đột tử mà chết.

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc,Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ được gọi là Tây Sơn tam kiệt. Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Nhạc và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.

Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì.

Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Namkhi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam[1][2][3].

Nguyễn Phi Phúc có tám người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông.

Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận.[4].