Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 82
Điểm GP 9
Điểm SP 161

Người theo dõi (171)

GT
MH
TL
PD

Đang theo dõi (1)

HT

Câu trả lời:

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Câu trả lời:

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân VN ta trong những ngày đầu chống Pháp.

Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết , yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu dc sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố , những ụ, những hào,... lắm công trình không để đâu hết.

Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niền thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lý chung của mọi người nông dân thời bấy giờ. Có thể tình yêu nước của họ bắt nguồn từ cái đơn giản, nhỏ : cây đa, giếng nướ, sân đình… và nâng cao lên đó chính là : tình yêu đất nước. Tới đây, là chợt nhớ đến câu nói bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua : “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu TQ “. Những ngày ở làng Thắng, ông Hai suốt ngày ra trụ sở để nghe ngóng tin tức về làng chợ Dầu và ông nghe tin cả làng ông Việt gian theo tây. Cổ ông lão “ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cảm thấy đâu đớn và nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây : “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: “hay là quay về làng ?” nhưng rồi ý nghĩ đó lập tức bị ông lão phản đối ngay vì : “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Có thể nói với ông Hai, làng và nước bay giờ đã trở thành đối địch. Hai tình cảm này đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm trong lòng ông. Nhưng trong đó, tình yêu đất nước được ông Hai đặt lên trên hết.

Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trang nhân vật như vậy. trong những ngày này, nỗi niềm và tâm sự của ông được thể hiện trong những lời trò chuyện của ông với đứa con út. Trò chuyện với con như là để thanh minh cho làng mình. Ông hỏi con: “con ủng hộ ai?” Thằng bá giơ tay mạnh bạo và rành rọt: “ Ùng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Cái lòng của bố con ông là thế đấy “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

Thế rồi, một tin khác lại đính chính rằng làng ông không theo giặc. Những nỗi lo âu, xấu hổ tan biến. Thay vào đó là nỗi vui mừng, sung sướng. Ông đi từ đầu làng đến cuối xóm khoe cái tin làng mình không theo giặc, khoe cả cái việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê: “ bác Thứ đâu rồi ! Bác Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả” Qua lời khoe củ ông Hai, điều làm ta cảm động đó là ông không hề tiếc hay buồn khi ngôi nhà của ông bị đốt . Niềm vui vì làng không theo giặc đã choáng hết tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ sạch.

Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng. Kim Lân thật thành công trong nghệ thuật xây xựng truyện, nhất là nghệ thật sử dụng ngôn ngữ nhân vật mà ông Hai là điển hình. Lời nói của ông hai đúng là lời nói của những người nông dân thời bấy giờ, kể cả những từ dung sai: “bác Thứ đâu rồi… Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả”. Bên cạnh đó Kim Lân còn thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Diễn biến tâm lý của ông Hai từ đầu đến cuối truyện thật cảm đông. Yêu làng đến nỗi đi đâu cũng khoe về làng. Khi biết làng bị tình nghi theo giặc thì ông đau khổ, tủi nhục, và khi biết làng mình không theo giặc, ông sung sướng, thậm chí còn khoe cả tin nhà mình bị đố cháy một cách vui sướng, hả hê. Xây dựng được những chi tiết ấy, miêu tả sự phát triển tâm lý nhân vật như vậy, Kim Lân đã chứng tỏ được tài nghệ của mình.

Truyện “Làng” là một tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kháng chiến chống Pháp. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. Đọc tác phẩm giúp ta hình dung được một thời kỳ chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng khánh chiến đến cùng, có lẽ vì vẫy mà cuộc chiến của ta đã dành được thắng lợi vẻ vang. 
hihi

Câu trả lời:

Mỗi người đều có những bí mật riêng mà không ai được xâm phạm, đó là câu nói mà tôi luôn tự nhủ mỗi khi máu tò mò nổi lên trong người tôi cũng là bài học nhớ đời làm tôi suýt đánh mất tình bạn vì trót tò mò xem trộm nhật ký của bạn. Trong ngăn kí ức của tôi,chắc chắn tôi sẽ quên đi nhiều thứ,nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được một lần tôi trót xem nhật kí của Nga.Nga là cô bạn thân của tôi từ hồi còn bé nên tôi rất hiểu tính Nga. Vừa dễ mến vừa khoan dung,độ lượng lại còn rất được lòng các bạn trong lớp.

Trong một buổi sáng chủ nhật đẹp trời,tung tăng trên vỉa hè vừa đi vừa hát trên tay cầm mấy quyển sách mà tôi mới vừa mua định mang sang cho Nga cùng đọc vì sở dĩ hai đứa có cùng sở thích. Như thường lệ tôi biết chắc hôm nay ba mẹ Nga không có nhà nên vừa bước vào cổng,tôi vừa cười vừa nhìn quanh vừa kêu to:

-Lép ơi!Mình đến rồi!

Lép là cái biệt danh thân quen mà tôi vẫn gọi Nga thường ngày.Từ sau nhà,tiếng dép lạch cạch cung với giọng nói của Nga vang lên:

-Ừ!Tớ đây! Vào nhà đi chờ tớ một lát, đang rửa bát!

Tôi chạy ào lại phòng Nga, nằm dài trên chiếc giường đầy gấu bông của bạn ấy. Đưa mắt nhìn quanh một lượt tôi bật dậy, lại góc học tập của Nga. Là bạn rất thân nên chúng tôi thích đọc sách như nhau, nhất là truyện tranh. Kệ sách của Nga đủ các loại đến nỗi đầy kín cả. Tôi đang lựa cho mình một quyển sách ưng ý nhưng sao quanh đi quẩn lại tìm chẳng thấy. Đang loay hoay thì tôi thấy một khe hở nhỏ cạnh kệ sách, vốn dĩ bản tính hay tò mò nên tôi bèn thò tay vào lấy ra xem thử. Thì rút ra được một cuốn sổ. Lúc này mắt tôi bỗng sáng bừng lên khi thấy một cuốn sổ được trang trí rất đẹp mắt, xinh xắn và trông thật dễ thương. Trên mặt cuốn sổ còn được ghi dòng chữ "Những dòng tâm sự của tôi". Ôi không đây là nhật kí của Nga. Tôi nghĩ thầm và định để vào chỗ cũ, nhưng sao lại cứ ngập ngừng, tôi...hình như tôi muốn biết thêm về Nga...tôi muốn biết xem Nga ghi những gì? Tôi không kiềm chế được đôi tay mình và đã mở nó ra.Tôi biết hành động như thế này là đã xâm phạm đời tư cá nhân của Nga nhưng sao tôi lại không kìm được đôi mắt mình,không kìm được sự tò mò của bản thân."Trời ơi! Lẽ nào cuộc sống của Nga là như vậy?".Bỗng tôi giật bắn mình,Nga đang đứng ngay trước mặt tôi,Nga hét lên:

-Bạn...bạn thật là quá đáng!

Thời gian ngay lúc này đây trong tưởng tượng của tôi cứ như nó đang tạm ngừng...ngừng lại để đếm từng nhịp tim,hơi thở của cả hai.Chợt đâu đó,một cơn gió thoáng qua nhè nhẹ từ khung cửa sổ kế bên làm tóc tôi bay, gió như đang muốn xoa dịu đi cái không khí căng thẳng lúc này.Mọi vật như cũng đã đứng yên,ngay lúc này tôi cảm nhận được nhịp đập trái tim của Nga...hình như...nó cũng đang giận dữ. Tay tôi run cầm cập, cuốn nhật kí như nặng hơn rơi bộp xuống đất vì đôi tay của tôi không còn một chút sức lực nào nữa, tôi đứng trân trân,bất động,không nói được lời nào. Ánh mắt Nga lúc này sáng bừng lên nhìn thoáng qua có thể cảm nhận biết đó là một ánh mắt tức giận...nhưng...tôi nhìn kĩ và thấy được ẩn chứa bên trong là sự yếu đuối. Ánh mắt như đang muốn khóc...nó cứ rưng rưng..làm lòng tôi thêm nặng trĩu. Lúc đó,nét mặt Nga đỏ bừng lên,như đang ngại ngùng điều gì đó...Chắc tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt rưng rưng,đôi môi run lẩy bẩy đầy tức giận của Nga lúc đấy.Tôi vụt chạy đi như thể để trốn tránh ánh mắt ấy,mà lòng nặng trĩu...Tôi có cảm giác như đường về hôm nay xa hơn.Cứ chạy mãi...chạy mãi mà chân tay cứ mỗi lúc một nặng hơn...


Từ lúc quen nhau đến giờ,tôi và Nga đã cùng nhau trải qua bao nhiêu là chuyện vui buồn nhưng...đó là lần đầu tiên tôi thấy Nga giận dữ với tôi như vậy.Tôi chạy,chạy như có ai đó đang đuổi theo mình-là ánh mắt ấy.Tôi muốn khóc quá.Tôi rất sợ,sợ sự giân dữ mà Nga đã ném cho tôi,sợ cả chính việc mà mình vừa làm.Về đến nhà,tôi đóng sập cửa phòng mình lại,thở hổn hển như một kẻ ăn trộm vừa bị rượt bắt,bần thần ngồi xuống ghế,tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy?Tại sao tôi lại không thể chiến thắng nổi sự tò mò của chính mình?...Tại sao?...Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất,vậy là tiêu tan ý định khai trương mấy quyển sách mới,Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên.

Tối hôm đó,tôi nằm trên giường mà lòng cứ day dứt mãi,trằn trọc không thể nào chợp mắt được.Tôi thầm ước...ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai tôi lại có thể cùng Nga vui vẻ đến lớp.Tôi suy nghĩ miên man,nhớ lại những trang nhật kí viết trong nước mắt của lép tôi buồn.Làm sao có thể tưởng tượng được rằng gia đình Lép không hề hạnh phúc,suốt ngày Lép phải nghe những trân cãi vã của bố mẹ mình.Tôi không tin vào những gì mình đã đọc,càng nghĩ tôi lại càng thấy thương Lép hơn.Lúc này,trong đầu tôi tưởng tượng ra hình bóng của Lép cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn.Vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng mình hiểu về Lép rõ lắm.Tôi muốn chia sẻ cùng Lép,muốn an ủi và làm hòa với Nga.Giờ tôi mới hiểu,mới biết Lép đúng là một cô bé cá tính,tự tin và đầy nghị lực sống.Mọi ngày qua lại với Lép thường xuyên nhưng chính sự tự tin,bản lĩnh và nghị lực của Lép đã lấp đi những nỗi buồn của Lép đến nỗi chính tôi cũng không thể nào nhận ra.Nhưng tôi lo Nga vẫn trách móc,vẫn giận tôi và Nga sẽ chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào cả bởi tôi đã vô tình xen vào bí mật đau buồn mà Nga hằng cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình lâu nay không hề chia sẻ tâm sự với ai.Cứ thế,suốt cả một đêm,tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn,day dứt...

Sáng hôm sau,tôi quyết định sẽ nói lời xin lỗi với Nga.Tôi đi học sớm hơn thường ngày,đứng chờ Nga dưới gốc cây đầu đường nơi mà chúng tôi vẫn thường hẹn nhau cùng đi học.Vừa đứng ngóng về phía Nga tôi vừa tự nhủ lòng lấy hết can đảm để giải thích cho Nga hiểu.Nga đang từ từ rảo bước đến gần tôi,đứng đối diện với tôi nét mặt Nga khác hẳn mọi ngày,im lặng,nghiêm khắc nhìn tôi rồi bước đi tiếp không một lời chào hỏi.Tôi bồn chồn,quay lưng lại,chưa biết nên làm gì.Chạy thất nhanh về phía Nga,tôi nắm lấy tay Nga nhìn thẳng vào mặt cậu ấy nói khẽ:

-Lép ơi!Cho mình xin lỗi nha!Mình...không cố ý làm vậy đâu mà.

Nga nhìn tôi với nét mặt buồn,nói nhỏ:

-Những gì cậu đã đọc,đừng nói với ai nha! giữ bí mật giúp mình.

Tôi cười khì:

-Được mà.

Rồi Nga cười,tôi biết lúc đó Nga đã tha lỗi cho tôi.Mọi nỗi buồn lúc đầu tan biến đi đâu mất.Tôi và Nga vẫn nói cười vui vẻ như ngày nào.
Trông kìa!những chú chim bay lượn trước mắt chúng tôi như đang múa hát ríu ron,nắng dường như cũng ấm áp hơn ban đầu để sưởi ấm chúng tôi hay đang sưởi ấm tình bạn thân thiết này.Giớ thì như đang chọc ghẹo mấy chị hoa cỏ dại bên đường,cứ thổi mãi...thổi mãi.Tất cả..tất cả như đang chúc mừng,vui vẻ vì tôi và Nga đã thân mật như xưa.

Vừa nói cười vui vẻ với Nga tôi vừa thầm nghĩ về những điều mà tôi đã lén đọc được trong quyển nhật kí của Nga.Như thể nhắc với tôi rằng tôi chưa bao giờ hiểu được người bạn thân,những biểu hiện bên ngoài không thể nói lên được phẩm chất bên trong của một con người.Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng từ nay nên quan tâm,chia sẻ,tâm sự với Nga nhiều hơn để phần nào vơi đi được nỗi cô đơn,tủi thân của Nga.


Tuy đó là một lần sai phạm nhưng cũng từ đó tôi mới rút ra được một bài học đáng quý,đáng nhớ cho bản thân mình:"không nên xâm phạm đời tư cá nhân của người khác,ai cũng có những bí mật cần phải giấu kín,không thể chia sẻ với người khác.