Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Long An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 618
Điểm GP 139
Điểm SP 1592

Người theo dõi (225)

NH
LN
NQ
HD

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờThái Bình Duơng sóng gió. Người Việt Nam chịu đựng không biết bao nhiêu tai trời ách nước: giặc ngoại xâm, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lẩn vượt qua một khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau một cách sống:“Lá lành đùm lá rách”.

Ta  cần  hiểu  ý nghĩa  và  giá  trị của  câu  tục ngữnày  như  thế nào  để thấm  nhuần  lời nhắn gửi của ông cha ta để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy nếu tự một mình xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác,  sự chia  sẻ của  người  khác  là  rất  quan  trọng.  Sự đùm bọc  lẫn  nhau,  tương  thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết, đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói “Lá lành đùm lá rách” là nói đến thái độ nhường cơm sẻ áo giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong cùng  một  cộng  đồng,  trên  cùng  một  đất  nước.  Tuy  có  “lành”,  có  “rách”  nhưng  cùng  là “lá”. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi một người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn  nạn  cùng  nhau  giúp  đỡ,  đó  là  lá  lành,  đùm  lá  rách”;  sự giúp  đỡcó  thể là  không nhiều, nhưng nhiều lúc rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua cơn thửthách. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, 
mồi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quảlà tạo ra một sự góp sức rất to lớn.

“Lá  lành  đùm  lá  rách”,  đó  là  cách  sống  và  đạo  lí  đã  có  tựngàn  xưa  của  nhân  dân Việt  Nam.  Có  lẽchính  vì  thếmà nhân  dân  Việt  Nam  đã  vượt  lên  bao  khó  khăn  có  lúc tưởng chừng không vượt nổi đểmãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trong khi gặp hoạn nạn, người bịít khó khăn còn chia sẻ cảvới người chịu nhiều khó khăn hơn.Giá trịnhân bản là ở đó.

Trải  qua  hơn  ba  mươi  năm  chiến  tranh,  rồi  gần  hai  chục  năm  trở lại  đây,  truyền thống “Lá lành đùm lá rách” đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉnói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai họa ghê gớm.  Những  trận  bão ở miền  Trung,  rồi  lũ  lụt ởđồng  bằng  Nam  Bộ...,  làm  cho  nhiều đồng ruộng bịtàn phá, lúa, hoa màu  bị mắt  sạch, bao  nhiêu  nhà cửa, bệnh viện,  trường học... bịphá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cảnước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cảnước, dần  dần  nỗi  đau  mất  mát  được  xoa  dịu,  người  dân  trởlại  với  cuộc  sống  có  cơm  ăn  áo mặc. Những tin tức vềtrận bão đã được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đâ đáp lại ngay. Có người góp vào quỳcứu trợhàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏtựmình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp vào phần nhỏ bé.

Một khía cạnh nào đó, hành động “Lá lành đùm lá rách” không phải chí có ý nghĩa giúp đỡ người khác,  mà  còn  chính  là  giúp đỡ mình.  Thường  khi  gói  bánh,  lá  lành  nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong đế gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín, mói cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác cũng chính là giúp mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng  vững, vượt lên. Cuối cùng, cái kết quảtốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, “Lá lành đùm lá rách” không còn là phương châm cho  những hành động nhất  thời, đặc biệt mà đã trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp chút ít tiền bạc, quần áo cho một trại phong, một trại nuôi dường người già neo đơn, một trại trẻ mồ côi, một gia đình khó khăn, một người tàn tật.. Nhân những  dịp  tết,  những  người  trong  phường  lại  chạnh  nhớđểchia  sẻvới  những  bà  con nghèo còn thiếu thốn.“Lá lành đùm lá rách”, câu nói ngày xưa chỉmang một ý nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sựđùm bọc lần nhau trong một nhà, một họhay rộng lắm là một làng! Càng ngày, cùng với sựphát  triển  của  đời  sống,  sự hiếu  biết  của  con  người,  ý  nghĩa  của  câu  nói càng  mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổbiến của xã hội thì tội ác cũng sẽthu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽđẩy lùi cái ác.Riêng bản thân em, câu tục ngữ“Lá lành đùm lá rách” cùng gơi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh khó khăn. Nhiều bạn đi học với  chiếc áo vá, với  cái  bụng lép, ngoài giờhọc còn phải vất vảphụgiúp cha mẹkiếm sống  hoặc  tựnuôi  mình.  Nêu  em  bỏđi  một  món  mua  sắm,  tiêu  xài  chưa  cần  thiết,  em cũng có thểgiúp cho bạn mình đỡchút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽcó ý nghĩa lớn hơn. , “Lá lành đùm lá rách” thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục  ngữ không  chỉlà  văn  chương  mà  còn  là  triết  lí,  sống là  phải  quan  tâm  đến  người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lí ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng phát huy

Câu trả lời:

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Bu3esd.jpg

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa

 

Câu trả lời:

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật:

Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°c. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :

-    Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.

-    Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ : Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách : chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè.. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm :

-    Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

-   Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.

 

Câu trả lời:

Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi như thấm thìa nỗi đau khổ thiệt thòi của các bạn nhỏ bị mồ côi mẹ. Thật bất hạnh cho những ai trên thế gian này không có mẹ. Vì mẹ là người sẽ dâng trọn sự yêu thương và hi sinh cho chúng ta. Mẹ của tôi cũng là người như vậy đấy.

Nhìn dáng vẻ bên ngoài khó ai đoán được nghề nghiệp của mẹ. Dáng người cân đôi, thon thả của mẹ được coi là lí tưởng đối với tuổi bốn mươi. Nước da trắng trẻo đến lạ kì, hình như trời cho mẹ vậy. Mẹ đi biển hàng tuần, da chỉ ửng hồng lên chút ít còn tôi khi tôi chưa ra nắng đã đen nhẻm rồi. Các đường nét trên khuôn mặt trẻ trung của mẹ không có gì đặc biệt, nhưng lạ là khi nó chuyển động bởi nụ cười, bởi ánh mắt... thì đột nhiên khác hẳn. Nó trở nên xinh xắn, thân thiết và đáng yêu lắm. Nhất là đôi mắt to và sáng của mẹ, mọi người cho là thông minh, còn tôi thì thấy ấm áp và tự tin. Mẹ tôi cởi mở, tươi vui và chân thành khác hẳn với những con số khô khan, rắc rối luôn đeo bám theo cái nghề kế toán tài vụ của mẹ.

Với nghề nghiệp của mình, mẹ tôi tỏ ra say mê và có bản lĩnh lắm. Không phải ai có thâm niên cao cũng được tặng danh hiệu “kế toán giỏi” như mẹ tôi. Nhìn mẹ sử dụng máy tính cứ như bấm đàn vậv. Mẹ có sự tập trung cao vào công việc, khi đã bắt tay vào sổ sách, giấy tờ tôi thấy mẹ chẳng hề rời ra, chẳng quan tâm gì tới mọi chuyện xung quanh, kể cả có người hỏi gì đó. Khi làm việc, mẹ thường đăm chiêu, im lặng, nhất là trán cứ nhăn lại. Vậy mà ở ngoài đời, mẹ cười nói rất vui. Các cô bác ở cơ quan ai cũng quý mến và gần gũi với mẹ. Mẹ thường nhận được sự giúp đỡ tận tình của mọi người giống như mẹ không nề hà khi giúp đỡ người khác.

Mẹ là người không thể thiếu được trong gia đình tôi. Mẹ như cô Tấm với một mâm cơm ngon lành, sạch sẽ vừa ý mọi người vào những bữa ăn. Lúc vui đùa, mẹ như một diễn viên vậy, kể chuyện thì có duyên, gây cười thì rất khéo, mà xử án thì công bằng hợp lí. Dù ai có nói gì, tôi vẫn thấy mẹ đáng yêu vô cùng, nhưng tốt nhất là mọi người nên khen mẹ tôi. Chắc chắn là điều đó sẽ làm cho tôi vui sướng và tự hào bởi mẹ mình!
Mẹ tôi nhìn ai cũng thấy tốt. Tài nhất là mẹ phát hiện điều đó rất nhanh, rất bất ngờ. Mẹ thường đem lại cho tôi sự ngỡ ngàng bởi cái tính nhìn hướng thiện đó. Mẹ thường bảo: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hãy cố tìm thấy điều đó trong mỗi người, chỉ có vậy trái tim mình mới thấy hạnh phúc và cuộc đời này mới đáng vì nó mà ta sống hết mình. Đây lại là một điểm mà tôi luôn xúc động và hãnh diện vì có mẹ ở trên đời. Trái tim mẹ tràn đầy lòng vị tha, sự nhân hậu vô bờ bến. Bố vẫn nói: “Mẹ con có tấm lòng như một bà tiên hiền hậu”.

Có phải chỉ thế đâu, những lần ốm đau mới thấy được lòng yêu thương, sự tận tình chăm sóc của mẹ. Mẹ chăm các “bệnh nhân” của mình rất giỏi, lúc thì nghiêm khắc, lạnh lùng như bác sĩ, lúc thì tỉ mỉ, kịp thời như y tá, hộ lí... Mẹ với thuốc, không biết bệnh tật tránh xa từ đâu?
Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần tôi bị lạc năm tôi năm tuổi. Buổi sáng, thấy mẹ xách làn đi chợ, tôi một mực đòi đi theo, tuy không khóc nhưng cử chỉ của tôi rất kiên quyết. Mẹ khuyên tôi ở nhà vì chợ đông, nóng bức, không sạch sẽ lại ồn ào, vả lại mẹ chạy ù một cái là về. Đợi mẹ đi khỏi, tôi lấy cán chổi gạt chốt cửa và đi theo mẹ. Tuy chợ đông đúc, nhưng tôi rất chăm chú nhìn theo chiếc áo màu tím của mẹ. Tôi thích chí khi “lừa” được mẹ và cũng nhờ thế mới thấy được mẹ nghiêng đầu bên này, ngó bên kia nhấc lên, đặt xuống... Đến quầy hàng bán cá vàng thì trời ơi thích quá. Tôi dán mắt vào những bể kính trong suốt, long lanh và những chú cá vàng, trắng, đen, đỏ... con to, con bé, con dài, con ngắn tung tăng bơi lội. Đẹp ơi là đẹp! Khi tỉnh ra thì xung quanh tôi hoàn là người lạ, rẽ vào ngách nào cũng lạ hoắc. Thậm chí muốn quay lại đường cũ để về nhà, tôi cũng không tài nào tìm ra. Mẹ thì chẳng thấy đâu. Tôi chỉ nhớ là lúc ấy tôi thực sự hoảng hốt và tuyệt vọng. Chú công an đối với tôi lúc này hiện ra không khác gì Bụt ở trong truyện cổ tích. Đưa tôi về trụ sở, chú dùng loa phóng thanh gọi mẹ đón về.

Như một cơn lốc, mẹ ào vào ôm thốc lấy tôi. Cả thân hình mẹ run rẩy, mặt úp vào vai tôi, hai tay mẹ ghì chặt lấy thân hình bé nhỏ của tôi. Lúc này tôi mới thấm thìa tình yêu thương nồng nàn, cháy bỏng của mẹ. Qua giây phút bàng hoàng đó, trước khi bế tôi ra về mẹ quay lại cảm ơn các chú công an. Sau này, cả nhà vẫn nhắc tới chuyện đó như một bài học cho những đứa trẻ bướng bỉnh như tôi. Mẹ cười nói là vẫn thầm cảm ơn Trời, Phật và các chú công an nên chuyện kinh hoàng đó chỉ còn là một giấc mơ. Tôi không quên được ngày hôm đó và cũng không bao giờ quên tình yêu thương nồng thắm của mẹ tôi. Nghĩ tới mẹ, tôi như được tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ. Yêu mẹ và sẽ làm vui lòng mẹ là tâm nguyện của tôi. Tôi thầm hứa:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.