Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 231
Điểm GP 13
Điểm SP 174

Người theo dõi (58)

Đang theo dõi (14)

NM
SP
BT
SK

Câu trả lời:

- Đến đây viếng cảnh viếng thầy
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên
- Tôn sư trọng đạo
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Một chữ nên thầy
Một ngày nên nghĩa
- Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
- Trọng thầy mới được làm thầy
- Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
- Cơm cha, ao mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
- Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
- Tầm sư học đạo
- Sư như phụ
- Mồng một thì ở nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
- Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.
- Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy.
- Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

Câu trả lời:

1. Tiểu sử
Hồ Xuân Hương (chữ Hán:胡春香, 1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục".

2. Tiểu sử

Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc (佳人遺墨) của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ. Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822.

3. Văn nghiệp

Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc” Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng. Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ… trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. X.Diệu đánh giá thơ Hồ X.Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân". Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của
bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự” Thơ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu
truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản. Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập thơ Lưu Hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai. Có thế nói “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thứ hai của tuyển tập Hồ Xuân Hương bằng
tiếng Pháp. o0o Nguồn : Wikipedia.com và soanbaionline.net

Câu trả lời:

Có thể không hẳn là 1 đoạn văn hay nhưng đây là những trích dẫn mình tìm được, hy vọng sẽ làm phong phú "kho tàng" của bạn !
1, "...Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương..."
(Trích tác phẩm: Lão Hạc)
2, "....Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..."
(Trích tác phẩm Đời Thừa)
3, "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình."
(Trích trong tác phẩm "Đời thừa")
4, "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than."
(Trích từ tác phẩm "Giăng sáng").
5, '' Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.''
("Đời thừa")
6,"Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Và nước mắt là tấm kính làm biến hình vũ trụ..."
(Francois Coppée - Nam Cao trích dẫn trong "Đôi mắt").
7,"Trên những bãi sông kia, có biết bao người sống như y, nhưng không bao giờ cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi..."
(Trích tác phẩm "Sống mòn" - Nam Cao).
8,“Một số nhà văn tin rằng kể cốt truyện ra trước khi viết sẽ làm nó cũ xì đi. Họ sẽ thấy nó mệt mỏi, nhàm chán trước khi kịp viết ra giấy.” – Bản năng gốc (Richard Osborne).
9,“Hàm thiếc ngựa không lách cách, những kỵ sĩ ngồi ngay lưng trên yên, hoàn toàn câm lặng. Gió thổi tung bay những mái tóc, những tấm áo choàng, những bờm ngựa, và trên đỉnh đầu họ rực sáng một ngôi sao cô đơn.” Đội săn của quốc vương Xtac (Vladimir Korotkevich)
10,“Ngươi không phải là một thợ săn. Dân chúng làng El Idilio thường nói tới ngươi như là thợ săn, nhưng ngươi luôn nói đó không phải là sự thực, bởi vì thợ săn giết thú để chiến thắng nỗi lo sợ.” – Một ông già đọc tiểu thuyết tình yêu (Luis Sepúlveda)

Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 2. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 3. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 4. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 5. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 6. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 7. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 8. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 9. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 10. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 11. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 12. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 13. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 14. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 15. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 16. Nhân ngày đọc sách, hãy đọc trích dẫn từ 16 cuốn sách đầy cảm hứng của làng văn học thế giới - Ảnh 17. 11,“Xé một cuốn sách như vậy thật đáng tiếc. Bác là một con người khôn ngoan và thực tế, nhưng đối với thơ ca, bác cũng chỉ hiểu biết đại khái như cái sọt này mà thôi !
Nói như thế cũng khá vô lễ, nhất là đối với cái sọt,…- Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa” ( tuyển tập truyện cổ Andersen – Hans Christian Andersen ) 12,“Các bậc cao tuổi thường nghĩ chán rồi mới làm. Cũng có thể nghĩ chán rồi chả thèm làm gì hết. Còn ở tuổi của hắn, và của tôi nữa, muốn làm gì là làm ngay. Rồi sau đó mới ngồi ngẫm nghĩ tại sao mình lại làm thế, thường là trong đớn đau và dằn vặt. Để rồi lại quên rất nhanh, thiệt là may. Vì đó là tính bồng bột, người ta nói thế và tôi cũng tin như thế. Cũng như tôi tin rằng đó không chỉ là tính cách của tuổi trẻ, mà còn là phẩm chất của các nhà thơ và các nhà cách mạng.” – Tôi là Bêtô (Nguyễn Nhật Ánh)
13,“Tại đất nước này người ta không tôn trọng buổi sáng. Họ tỉnh giấc rất đột ngột bằng cách đặt chuông báo thức, nó cắt ngang giấc ngủ của họ như một nhát chém và rồi sau đó thì cứ cuống cuồng lên. Anh có thể nói cho tôi một ngày bắt đầu bằng một hành động bạo lực như thế sẽ đi đến đâu? Điều gì sẽ xảy đến với những người có đồng hồ báo thức đều đặn hàng ngày giống như một cú điện giật như thế? Hàng ngày họ sẽ quen với bạo lực và hàng ngày họ sẽ chối bỏ niềm vui.” – Điệu Valse giã từ (Milan Kundera)
14,“Cho tới cái lần người thầy bói cao tuổi nhất và được vì nể nhất hỏi ông tại sao lại quan tâm đến tương lai như thế.
“Để bắt tay ngay thực hiện một số việc và phòng ngừa những việc mà tôi không muốn xảy ra”, người phu đáp.
“Thế thì đó không còn là tương lai của ông nữa”, thầy bói nói.
“Có thể vì tôi muốn biết về tương lai để chuẩn bị trước, hầu sẵn sàng chờ đón nó”.
“Nếu là những điều lành thì ông sẽ được ngạc nhiên một cách thú vị”, thầy bói đáp. “Còn nếu là điều dữ thì ông sẽ đau khổ khá lâu trước khi nó xảy ra”.
“Tôi muốn biết về tương lai vì tôi là con người và mọi người đều sống vì tương lai”, người phu nói với thầy bói.”The Alchemist (Paulo Coelho)
15, Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.(Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc)
16, Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet) 17, Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. (Maxin Malien)
18,Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Aimatop) 19,Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. (Đặng Thai Mai) 20,Tốt thôi, tôi phải chịu đựng sự có mặt của một vài con sâu bướm nếu tôi mong muốn có thể làm quen với những con bướm xinh đẹp.( Hoàng Tử Bé )