Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 17 tháng 4 2021 lúc 5:38. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTHUỐC |
Câu 1: Truyện Thuốc của Lỗ Tấn có mấy chủ đề? Chủ đề nào là chủ đề chính?
Truyện Thuốc của Lỗ Tấn có ba chủ đề: chủ đề thương con, chủ đề ca ngợi người chiến sĩ cách mạng, nhưng đây chỉ là hai chủ để phụ. Chủ đề chính của truyện Thuốc là phơi bày trạng thái tinh thần ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc và nỗi buồn của nhà cách mạng.
Câu 2: Ý nghĩa của chi tiết cuộc bàn luận trong quán trà về nhân vật Hạ Du trong truyện Thuốc của Lỗ Tấn.
Người đọc nhận thức được ở đây có hai sự việc đan xen vào nhau: một là những người dân u mê, lầm lạc, nên họ không hiểu và không quan tâm đến cách mạng; hai là người cách mạng đã anh dũng hy sinh, sẵn sàng lấy cái chết để thức tỉnh dân tộc. Hạ Du đại diện cho lực lượng cách mạng tuy tiến bộ nhưng đường lối chính trị xa rời dân chúng, trốn tránh sự tuyện truyền, phát động quần chúng. Bởi thế, nhân dân không những không hiểu gì về việc làm của họ mà còn lấy máu họ để tẩm bánh bao, hòng mong chữa khỏi bệnh nan y. Phải nói rằng, Lỗ Tấn dành quá nhiều tâm tư tình cảm cho những người cùng khổ, ông thương họ bất hạnh, giận họ không đấu tranh, (ai kì bất hạn, nộ kì bất tranh). Vì thương mà giận, càng giận lại càng thương. Viết ra những nhược điểm, thói xấu của họ không nhằm bêu riếu mà nhằm hát cho họ nghe bài hát lạc điệu của chính họ để kêu gọi họ biết tự lực, tự cường, thức tỉnh.
Câu 3: Về nghệ thuật, truyện Thuốc kể hay tả là chính? Việc lựa chọn kể hay tả là chính có tác dụng gì?
Về nghệ thuật, truyện Thuốc được kể bằng tả, lấy tả làm chính, do đó mà chia làm bốn cảnh, mỗi cảnh có không gian, thời gian cụ thể. Việc tả là chính có tác dụng phơi bày một cách khách quan trạng thái ngu muội và vô cảm của người dân cùng nỗi buồn đau của nhà cách mạng.
THĂM QUÊ HƯƠNG LỖ TẤN
Đã hai mươi năm
Lỗ Tấn không còn nữa
Nhưng Thiệu Hưng từ mái nhà, cánh cửa
từ góc phố, bến sông
đều nói rằng: Không!
Lỗ Tấn không bao giờ chết.
Những nhân vật đã từ trong tiểu thuyết
ra cuộc đời:
Khổng Ất Kỉ. A.Q
Nhân dân trong vùng thường chỉ nơi A.Q nằm nghỉ
Nơi Khổng Ất Kỉ rượu say
Những nhân vật bên ngoài
lại thành thịt xương trong trước tác
Hoa thiên trúc
hoa hoàng mai
và quê hương bay man mác
Mảnh vườn xanh của tuổi thơ ngây
án sách ông thầy
chiếc giường bà mẹ
Hôm ấy
Chúng tôi uống rượu
Nhớ Lỗ Tấn mắt người tư lự
Trong hương nồng quá khứ bỗng lao đao
đồng chí hướng dẫn viên giọng nói tự hào:
Đây là rượu Thiệu Hưng rượu quý
Chúng tôi cất khi văn hào hạ thế
Hai mươi năm mới có cốc này
Vì văn hào ta hãy uống cho say
Tôi bỗng nhớ
Qua cơn say gió bão
Cạnh nhà Lỗ Tấn có hai cây táo
đã ra nụ ra hoa
trong tác phẩm của văn hào
Nhưng một cây bỗng gãy
Người ta trồng thay vào
Một cây táo khác
- Việc này chắc làm nhiều người kinh ngạc
Sao không làm cho
nghệ thuật phải giống cuộc đời
mà lại làm cho
cuộc đời phải giống như nghệ thuật?
(Tuyển tập thơ Tế Hanh, NXB Văn học, 1997)