Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?
b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.
Trả lời
a) Không thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng từ khác. Cũng không thể chêm xen một vài từ khác cụm từ ấy. Lại càng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên.
b) Cụm từ Lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. Đó là một loại tổ hợp từ (cụm từ) cố định. Nói như vậy nghĩa là các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt, vị trí của các từ cũng không thay đổi.
a) Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?
b) Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp?
Trả lời:
a) Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là lặn lội khó khăn vất vả, hiểm nguy.
- Thác: Chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dốc xuống.
- Ghềnh: Vũng sâu nước chảy xoáy mạnh.
=> Do đó lên thác xuống ghềnh quả là công việc vất vả, khó khăn, nguy hiểm.
b) Nhanh như chớp: rất nhanh, cực kì nhanh.
- Chớp: là cái ánh sáng lóe ra rất nhanh.
- Nói nhanh như chớp là cụ thể hóa cái nhanh ấy.
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,..
Chú ý: Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn, thành ngữ đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,..
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
(Tô Hoài)
Trả lời:
- Bảy nổi ba chìm -> làm vai trò vị ngữ của câu.
- Tắt lửa tối đèn -> làm bổ ngữ cho động từ "phòng".
2. Em hãy phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên
Trả lời:
Cái hay của việc dùng các thành ngữ trên là: Ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
1. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,...
2. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.