Quá trình văn học và phong cách văn học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

 

I. Quá trình văn học:

1. Khái niệm quá trình văn học:

* Quá trình văn học là diễn tiến, hình thành, tồn tại, phát triển và thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử. Quá trình vh là sự vận động của văn học trong tổng thể

* Những quy luật chung tác động đến quá trình văn học

 - Qui luật VH gắn bó với đời sống xã hội.

Bản chất của đời sống Xh trong từng thời kỳ lịch sử sẽ qui định nội dung, tính chất của Vh

-  Qui luật kế thừa và cách tân

Kế thừa là dựa trên nền tảng truyền thống, là cơ sở tồn tại của Vh.

Cách tân là làm ra cái mới, làm cho Vh luôn vận động và phát triển

 - Qui luật bảo lưu và tiếp biến

Văn học mỗi dân tộc để tồn tại và phát triển phải giao lưu với Vh các nước khác đồng thời biết chọn lọc, cải biến để làm giàu cho Vh dân tộc mình.

2. Trào lưu văn học

Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại. 

II. Phong cách văn học

      Khái niệm phong cách văn học

- Phong cách văn học (pc nt) là nét riêng biệt độc đáo của một tg trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.

- PCVH nẩy sinh do chính nhu cầu, đòi hỏi sự xuất hiện cái mới và nhu cầu của quá  trình sáng tạo Vh

- Qúa  trình Vh được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.

- Phong cách in dậm dấu ấn dân tộc và thời đại.

Khách