Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 14 tháng 7 2021 lúc 3:01. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTuần 24, Tiết 115
Tiếng Việt
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1/ Ví dụ: Tìm hiểu đoạn trích sgk trang / 74
Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
- Anh rất tiếc vì phải chia tay.
- Vì ngại ngùng, vì muốn che giấu cho tình cảm của mình.
à Nghĩa hàm ẩn (hàm ý).
Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này.
- Không có ẩn ý gì.
à Nghĩa tường minh
2/ Ghi nhớ: sgk / 75
II. ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý
1/ Ví dụ:
- Đoạn trích mục I (sgk / 90)
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi.
à Sau bữa ăn này con sẽ không còn ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
à Mẹ đã bán con ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
à Sự giãy nảy và câu nói trong tiếng khóc của cái Tý “U bán con thật đấy ư?”
* Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
2/ Ghi nhớ: sgk / 91
III. LUYỆN TẬP :
1/ Bài tập 1/75:
a> Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy đặc biệt là cụm từ “tặc lưỡi”
à họa sĩ chưa muốn chia tay
è dùng hình ảnh để diễn đạt ý ngôn ngữ nghệ thuật
b> Câu cuối đoạn văn những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa là
- Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
- Quay vội đi (quá ngượng)
à cô gái bối rối đên vụng về vì ngượng
è cô muốn để lại chiếc khăn cho anh à anh thật thà
GV: Cô gái ngượng với anh thì ít bởi anh thật thà còn ngượng với ông họa sĩ già dày dạn kinh nghiệm là nhiều à Ngôn ngữ hình tượng.
2/ Bài tập 2 / 75:
*** Hàm ý của câu in đậm là “Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước trà đấy”
3/ Bài tập 3 / 75 -76: Học sinh tự làm.
4/ Bài tập 4 / 76: Học sinh tự làm
2/ Bài tập 2 / 92:
_ Hàm ý: chắt dùm nước để cơm khỏi nhão
à Trước đó em bé nói thẳng mà không có hiệu quả nên em bực mình
è Lời nói thứ 2: thời gian bức bách à sử dụng hàm ý không thành công vì anh Sáu vẫn ngồi im (giả vờ không nghe)
2/ Bài tập 1, 3, 4, 5 / 91, 92, 93: Học sinh tự làm
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”