Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

 

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Ví dụ: Văn bản “Khát vọng hòa bình, dâng hiến cho đời” (SGK, trang 77,78)

a. Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

b.  Các luận điểm về hình ảnh mùa xuân

+ Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa

+ Hình ảnh mùa xuân  của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc của nhà thơ.

+ Hình ảnh mùa xuân thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến của tác giả.

c. Các luận cứ: Người viết sử dụng các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích các giọng điệu trữ tình, kết cấu bài thơ  để làm nổi bật luận điểm.

d. Bố cục:

+ Mở bài: đoạn 1 giới thiệu bài thơ

+ Thân bài ( đoạn 2,3,4 ) đánh giá nội dung, NT bài thơ.

+ Kết bài: (đoạn 5) khái quát giá trị bài thơ.

e. Nhận xét: Người viết trình bày cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên sự rung động trước sự đặc sắc của bài thơ và đồng cảm của nhà thơ.

2. Ghi nhớ (SGK/78)

II. Luyện tập

Bài tập: Các luận điểm khác về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

- Luận điểm về “Nhạc điệu của bài thơ”: bất kì bài thơ nào cũng có nhạc điệu hàm chứa trong nó; tính nhạc thể hiện ở tiết tấu, ngân vang trong tâm hồn người đọc. Bằng chứng nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc.

- Về kết cấu của bài thơ: dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

- Về ước nguyện hòa nhập, cống hiến của nhà thơ.

Khách