Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácKIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG IV: OXI-KHÔNG KHÍ
ĐỀ 2
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khí oxi không tác dụng với chất nào trong các chất sau đây?
A. Khí hiđro (H2). B. Bột photpho (P).
C. Khí metan (CH4). D. Đá vôi (CaCO3).
Cậu 2. Tại sao trong thí nghiệm điều chế khí oxi có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước?
A. Do khí oxi nặng hơn không khí.
B. Do khí oxi ít tan trong nước.
C. Do khí oxi khó bị hóa lỏng ở nhiệt độ thường.
D. Do khí oxi không phản ứng hóa học với nước.
Câu 3. PTHH nào biểu diễn đúng phản ứng đốt cháy dây sắt trong không khí.
A. Fe(r)+ O2(k) \(\underrightarrow{t^o}\) FeO(r). B. Fe(r)+ O2(k) \(\underrightarrow{t^o}\)Fe3O4(r).
C. Fe(r)+ O2(k) \(\underrightarrow{t^o}\) Fe2O3(r). D. Fe(r)+ O(k) \(\underrightarrow{t^o}\)FeO(r).
Câu 4. Oxit axit tương ứng với axit sunfuric (H2SO4) là
A. lưu huỳnh oxit (SO). B. lưu huỳnh đioxit (SO2).
C. lưu huỳnh trioxit (SO3). D. lưu huỳnh tetraoxit (SO4).
Câu 5. Nung nóng đá vôi (có thành phần chính là CaCO3) thì thu được một oxit bazơ và khí CO2. Tên gọi và công thức hóa học của oxit bazơ đó là
A. canxi oxit (CaO). B. canxi oxit (Ca2O).
C. canxi đioxit (Ca2O). D. canxi oxit (Ca(OH)2).
Câu 6. Thành phần % theo thể tích của các khí trong không khí là bao nhiêu?
A. 21% khí N2, 78% khí O2, 1% khí khác (khí hiếm, CO2,…)
B. 78% khí N2, 21% khí O2, 1% khí khác (khí hiếm, CO2,…)
C. 1% khí N2, 78% khí O2, 21% khí khác (khí hiếm, CO2,…)
D. 1% khí N2, 21% khí O2, 78% khí khác (khí hiếm, CO2,…)
Câu 7. Vai trò của MnO2 trong phản ứng điều chế khí oxi từ KClO3 là
A. chất xúc tác cho phản ứng.
B. chất tham gia phản ứng.
C. chất làm giảm nhiệt độ phân hủy KClO3.
D. chất phân hủy tạo khí oxi.
Câu 8. Phản ứng hóa học nào không xẩy ra sự oxi hóa?
A. 2Cu(r) + O2(k) \(\underrightarrow{t^o}\)2CuO(r).
B. C(r) + O2(k) \(\underrightarrow{t^o}\)CO2(k).
C. CH4(r) + 2O2(k) \(\underrightarrow{t^o}\)CO2(k) + 2H2O(h).
D. 2Fe(OH)3(r) \(\underrightarrow{t^o}\) Fe2O3(r) + 3H2O(h).
II.TỰ LUẬN
Bài 1. Gọi tên các oxit sau:
K2O :……………. NO :…………….
CaO :……………. SO3 :…………….
Fe2O3:……………. N2O4 :…………….
Bài 2.
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. S + O2 ---> SO2
b. Na + O2 ---> Na2O
c. KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2.
d. Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O.
e. C2H4 + O2 ---> CO2 + H2O
Có bao nhiêu phản ứng hóa hợp? Có bao nhiêu phản ứng phân hủy? Đó là các phản ứng nào?
Câu 3. Phân hủy hoàn toàn 1,58 g muối kali pemanganat (KMnO4)
a. Viết PTHH của phản ứng đã xẩy ra.
b. Tính thể tích khí oxi (đktc) thu được trong phản ứng trên.
c. Có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí không? Nếu có thể thì phải đặt bình thu như thế nào? Đề xuất cách kiểm tra để biết khí oxi đã được thu đầy bình?
d. Cho lượng khí oxi đã thu được trong phản ứng trên tác dụng hoàn toàn với bột lưu huỳnh dư ở điều kiện nhiệt độ cao thì thu được V lít khí lưu huỳnh đioxit(đktc). Tính giá trị của V.