Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I HOÁ 9
Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
Bài 2: Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
1. Cho mẫu kẽm vào ống nghiệm chứa dd HCl dư
2. Cho mẫu nhôm vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc, nóng.
3. Cho dây nhôm vào dd NaOH đặc.
4. Cho từ từ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd H2SO4.
5. Cho từ từ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd Na2CO3.
6. Cho từ từ dd HCl vào ống nghiệm chưá dd NaOH có để sẵn 1 mẫu giấy quỳ tím.
7. Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dd CuSO4.
8. Cho dd NaOH từ từ vào ống nghiệm chứa dd CuSO4.
9. Cho từ từ dd AgNO3 vào ống nghiệm chứa dd NaCl.
10. Cho lá đồng vào ống nghiệm chứa dd HCl.
11. Đốt nóng đỏ một đoạn dây sắt cho vào bình chứa khí oxi.
12. Cho dây bạc vào ống nghiệm chứa dd CuSO4.
13. Cho Na(r) vào cốc nước có pha phenolphtalein.
14. Rắc bột Al lên ngọn lửa đèn cồn.
15. Dẫn khí CO qua ống nghiệm chứa bột CuO màu đen đang được nung nóng.
Bài 3: Nhận biết các chất theo các yêu cầu sau đây:
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau:
a) CaO, Na2O, MgO, P2O5.
b) CaCO3, CaO, Ca(OH)2.
2. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau:
a) H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2.
b) NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4.
3. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch:
a) CuSO4, AgNO3, NaCl.
b) NaOH, HCl, NaNO3, NaCl.
c) KOH, K2SO4, K2CO3, KNO3.
4. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng, nhận biết các chất sau:
a) Các chất rắn: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3
b) Các dd: BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3.
5. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các kim loại sau:
a) Al, Zn, Cu.
b) Fe, Al, Ag, Mg.
Bài 4: Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối. Xác định tên kim loại A, biết A có hóa trị I.
Bài 5: Cho 0,6g một kim loại hóa trị II tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí H2 (đktc). Tìm kim loại
Bài 6: Cho 7,75g natri oxit tác dụng với nước, thu được 250ml dd bazơ.
a) Tính nồng độ mol của dd bazơ thu được.
b) Tính khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng để trung hòa hết lượng bazơ nói trên. Từ đó tính thể tích dd H2SO4 đem dùng, biết D(dd H2SO4) = 1,14g/ml.
Bài 7: Hòa tan 21,1g hỗn hợp A gồm Zn và ZnO bằng 200g dd HCl (vừa đủ) thu được dd B và 4,48 l khí H2.
a) Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.
b) Tính C% của dd HCl đã dùng.
c) Tính khối lượng muối có trong dd B.
Bài 8: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư làm thoát ra 13,44 l khí (đktc).
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dd HCl 36% (D = 1,18g/ml) để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó.
Bài 9: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, thu được 33,6l khí (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính khối lượng dd muối thu được.
Bài 10: Dẫn từ từ 3,136 l khí CO2 (đktc) vào một dd có hòa tan 12,8g NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3.
a) Chất nào đã lấy dư, dư bao nhiêu lít (hoặc gam)?
b) Tính khối lượng muối thu được.
Bài 11: 6,72 l khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 600ml dd Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là BaCO3 và nước.
a) Viết PTHH.
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH) đã dùng.
c) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Bài 12: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.
Bài 13: Cho 3,92g bột sắt vào 200ml dd CuSO4 10% (D = 1,12g/ml).
a) Tính khối lượng kim loại mới tạo thành.
b) Tính nồng độ mol của chất có trong dd sau phản ứng. (Giả thuyết cho thể tích dd thay đổi không đáng kể).
Bài 14: Trộn 60ml dd có chứa 4,44g CaCl2 với 140ml dd có chứa 3,4g AgNO3.
a) Cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính CM của chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể.