Đề bài : Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
3
7 coin

Đề bài : Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ

Bài tham khảo 2 :

 Một trong những hiện tượng nhức nhối của lứa tuổi học sinh hiện nay là việc học tủ, học vẹt.

Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề ra. Học vẹt là học thuộc nhưng không nắm được nội dung, kiến thức, học một cách máy móc, thụ động và chỉ cần quên một từ là quên cả bài.

Hiện tượng học tủ, học vẹt ngày càng phổ biến trong học sinh ngày nay: chỉ biết chép bài trong sách vở, bài giảng của thầy cô mà không cần hiểu nó nói gì, lúc mới học thì có thể thuộc lòng nhưng rồi sẽ quên ngay. Chăm chỉ học một bài sẽ gây cảm giác bất an vì nếu đi thi lệch bài thì sẽ đạt điểm thấp.

Có nhiều nguyên nhân dấn đến việc học tủ, học vẹt này. Trước hết phải để đến nguyên nhân khách quan từ xã hội, gia đình. Do mặt trái trong tiến trình phát triển xã hội, định hướng giáo dục còn chưa phù hợp. Bố mẹ luôn bắt ép con cái phải luôn học tập, đạt những thành tích cao. Nếu bị điểm thấp thì la rầy, thậm chí đánh đập nên gây áp lực cho con cái. Mặt khác do kiến thức quá nặng nề, không khan, ít có điều kiện thực hành khiến học sinh chán nản. Tuy nhiên không thể không kể đến nguyên nhân  chủ quan từ chính bản thân mỗi học sinh. Ngay từ đầu, họ không có mục đích rõ ràng dẫn đến lười học, không có ý thức tự giác trong học tập.

Học tủ, học vẹt đều đem lại những hệ quả xấu, khó lường khiến thành tích, kết quả học tập ngày càng đi xuống, đầu óc trống rỗng, kiến thức hạn hẹp, nông cạn. Không hiểu thấy được bài học cho nên khi đề ra khác so với ban đầu thì sẽ lúng túng và không biết cách giải quyết vấn đề. Đồng thời khiến khả năng tư duy, năng lực phát triển phân tích và lí giải vấn đề không được nâng cao vì không sử dụng đến suy nghĩ của mình dẫn đến trở nên thụ động, không sáng tạo. Bị động kiến thức, không hiểu bài dán đến học sinh có cảm giác chán nản, hiệu quả học tập không cao và đó là một bất lợi cho tương lai sau này. Từ đó, gia đình, xã hội, thậm chí bản thân cũng sẽ hoài nghi và mất niềm tin vào khả năng của mình.

Vì vậy khi học, ta phải vừa học, vừa suy nghĩ, đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ, ta cần hiểu vấn đề, xác định đúng mục đích của việc học: học là để làm người, mở mang kiến thức chứ không phải vì để lấy thành thích. Ngoài ra, bố mẹ cần thay đổi suy nghĩ của mình, động viên, giúp đỡ con cái trong lúc khó khăn trong học tập. Đồng thời, nhà trường cần giáo dục tốt hơn, tránh nặng nề về kiến thức mà thực hành nhiều hơn.

Việc học tập xét đến cùng cũng đều là để phục vụ cho tương lai của mình. Hãy dùng phương pháp học tập đúng đắn để những kiến thức mà ta đã học tập trên ghế nhà trường có thể giúp ích cho cuộc sống của chúng ta sau này và góp phần xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

Khách