Đề bài : Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì?

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Đề bài : Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì?

Xa quê hương mấy chục năm xa cách

Mãi trong ta nhớ miền quê yêu dấu

Cánh đồng xanh lưng trâu chim sáo đậu

Nghe quê hương đất mẹ gọi ta về.​

Đó chính là tâm trạng của một con người sau bao nhiêu năm xa quê, từng hình ảnh, từng kỷ niệm của tuổi thơ có lẽ sẽ không bao giờ quên được. Và cũng cái tâm trạng ấy, con người ấy còn đi vào các tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm văn học có để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi là Cố Hương của Lỗ Tấn. Và trong truyện, có lẽ hình ảnh ‘con đường’ được tác giả nhắc đến để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nổi bâng khuâng, suy nghĩ chất chứa trong lòng.

Truyện ngắn kể về một chuyến đi về quê cũ của nhân vật “Tôi” sau hơn 20 năm xa cách với không gian và thời gian vô cùng đặc sắc. Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm lại quê. Lần này, nhân vật tôi trở về để đưa gia đình đi nơi khác định cư. Trên con thuyền trong một chiều hoàng hôn, nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này đã không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt, tiêu điều cùng với cái không gian trông im lặng và hoang vu khiến tâm trạng của “tôi” lại càng buồn hơn. Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”.

Được mẹ kể về “Nhuận Thổ” người bạn cùng lứa. Trước kia Nhuận Thồ là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây gặp lại, hắn là một người ốm yếu với làn da đen sạm, nhà thì đông con. “Tôi” thấy thật buồn cho cậu ấy. Còn thím Hải Dương trước kia được mệnh danh là nàng Tây Thi đậu phụ, hàng đậu bán đắt vô cùng nhờ có chị ta. Chị ấy bảo “lúc cậu còn nhỏ tôi bế cậu hoài mà cậu không nhớ tôi à?” Có lẽ là vì thím ấy thay đổi quá nhiều, những kí ức đẹp đẽ kia đã bị lấn át ra ngoài hết. Trước kia thùy mị nết na là thế còn bây giờ ngược lại hoàn toàn: chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo,…cứ thấy nhà tôi thấy có cái gì lạ là tìm cách xin cho bằng được.

Xã hội phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng. Họ là những con người đáng thương, bị xã hội đẩy xuống đáy, tận cùng, nhưng họ không đủ cam đảm để tìm cho mình một con đường mới để giải thoát, để thay đổi số phận. Giờ đây, “Tôi” phải đưa gia đình của “tôi” đi nơi khác, để cho cháu Hoàng và Thủy Sinh không sống một cuộc sống như “tôi” từng sống ở đây. Cũng trên con thuyền, dòng song và hoàng hồn đã mở đầu cho một hành trình mới, để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Cháu Hoàng và Thủy Sinh có hỏi về vấn đề quay lại nơi này nhưng không hiểu sao “tôi” không còn một chút lưu luyến gì, muốn rời đi và sẽ không trở lại. Quê hương “tôi” sinh ra, những con người ở đây ai cũng thay đổi, mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. “Tôi” lại suy nghĩ “Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường đó thôi”.

Có lẽ mong muốn một xã hội phát triển, phải có một người đứng lên, mở đường trước , đi trước mới có thể thay đổi được. Con đường của cách mạng, con đường lí tưởng, con đường của những con đường yêu nước. Nếu là dân tộc Việt Nam khi đọc tác phẩm “Cố Hương” lại càng rút ra được nhiều bài học. Bác Hồ đã mở đường lối mới cho dân tộc, đem tư tưởng Mac-Lê nin đến mọi thế hệ, vậy bây giờ con người Việt phải làm gì? Để tiếp nối với những gì Bác đã làm. Có lẽ từ giờ bản thân phải xác định được con đường riêng cho mình và cố gắng theo mục tiêu ấy. Và con đường mà tác giả nhắc tới cuối bài còn là con đường của niềm tin, hi vọng, không chỉ một người làm nên mà là cả một dân tộc, một thế hệ góp sức cùng xây dựng.

Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẫm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.

>> Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận về bài Cố hương của Lỗ Tấn

Bài văn mẫu 3

Lỗ Tấn là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Hoa. Ông để lại nhiều tác phẩm hay, nhưng truyện ngắn “Cố hương” là tác phẩm đặc sắc và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ nhất.

Đặc biệt là hình ảnh con đường ở cuối truyện ngắn “Trên đời này thật ra làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”

Truyện ngắn “Cố hương” kể về chuyến thăm quê của tác giả sau hai mươi năm xa quê. Khi trở về tác giả có nhiều tâm trạng bồi hồi, xao xuyến, nhớ lại những cảnh vật kỷ niệm với người bạn thủa thiếu thời với người bạn Nhuận Thổ.

Tác giả nhớ tới người bạn tinh nghịch với những nét tinh anh, những trò chơi ma mãnh, khiến cho tác giả phải nể phục tài của bạn.

Nhưng khi tác giả quay về cố hương thì đập vào mắt là cảnh vật hoang sơ, tiêu điều cũ kỹ không có gì mới mẻ thậm chí còn nghèo xơ xác hơn cả hai mươi năm trước.

Những con người xưa khi đáng yêu như nàng Tây Thi đậu phụ, rồi người bạn thân thủa niên thiếu Nhuận Thổ đều đã thay đổi tới mức không nhận ra nữa. Cái nghèo cái đói đã biến đổi họ trở nên như thế.

Nàng Tây Thi đậu phụ gọi như thế bởi nàng ta nổi tiếng xinh đẹp và làm nghề bán đậu phụ, xưa khi thanh mảnh, thì nay béo phì, tính tình thì hay táy máy của người khác, mồm miệng thì ghê gớm, hễ ai hở ra cái gì là cầm lấy mang ngay về nhà, không cần biết gia chủ có đồng ý cho hay không.

Sự nghèo đói khiến họ trở nên bần tiện như vậy. Còn người bạn thân của tác giả Thổ Sinh trước kia là cậu bé dễ thương béo tròn hai má phúng phính, tay chân thoăn thoắt, thì nay trở nên già nua trước tuổi, khúm núm, rách rưới, đói khổ. Mà khổ nhất là giữ thói lạc hậu cũ kỹ, đã nghèo mà lại sinh rõ lắm con nên gia cảnh càng túng quẫn.

Sự nghèo đói khiến họ trở nên bần tiện như vậy. Còn người bạn thân của tác giả Thổ Sinh trước kia là cậu bé dễ thương béo tròn hai má phúng phính, tay chân thoăn thoắt, thì nay trở nên già nua trước tuổi, khúm núm, rách rưới, đói khổ. Mà khổ nhất là giữ thói lạc hậu cũ kỹ, đã nghèo mà lại sinh rõ lắm con nên gia cảnh càng túng quẫn.

Chính vì vậy, khi tác giả ra đi khỏi cố hương của mình ông đã hy vọng sẽ có một cuộc sống mới cho những đứa trẻ nơi đây. Những đứa trẻ con nơi đây. Tác giả ước mơ có một con đường văn minh, con đường tri thức sẽ khai hóa nơi này mở mang đầu óc cũ kỹ lạc hậu cho những người dân nơi này.

Thông qua tác phẩm của mình tác giả Lỗ Tấn muốn miêu tả lại bức tranh làng quê Trung Hoa trong chế độ cũ với những tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu khiến cho con người mụ mị cả người, cái nghèo, cái đói của bám riết lấy họ, bủa vây xung quanh số phận những người nông dân khốn khổ hết thế hệ này tới thế hệ khác.

Vì vậy, tác giả mong ước có một con đường mới văn minh, tiên tiến hơn đưa con người ra khỏi nghèo đói, lạc hậu xây dựng cuộc sống hiện đại.

Hình ảnh con đường chỉ mang tính tượng trưng mà thôi. Tác giả muốn nói tới việc “Trên đời này làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi” để khẳng định cái gì cũng có lần đầu tiên, rồi hình thành theo lối mòn thì sẽ thành công. Nhưng phải có người mở đường, người khai thông khai sáng lối đi mới.



 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trúc Giang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 8 2021 lúc 10:11) 0 lượt thích

Khách