Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 4 2021 lúc 5:42. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ 8: ÔN THI HỌC KÌ I
LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 12 THPT
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 02 trang)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu bạn nỗ lực hướng tới những mục tiêu của mình, những mục tiêu đó sẽ nỗ lực hướng tới bạn. Nếu bạn nỗ lực hướng tới những kế hoạch của mình những kế hoạch đó sẽ nỗ lực hướng tới bạn. Bất kể điều gì tốt đẹp chúng ta gây dựng, cuối cùng đều sẽ quay lại gây dựng chính chúng ta.
Đừng đặt mục tiêu quá thấp. Nếu bạn không muốn khát khao nhiều, bạn không thể trở thành một điều đáng kể được.
Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời.
Chúng ta đều cần có mục tiêu dài hạn mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại trước mắt.
Lí do quan trọng của việc đặt mục tiêu là nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp bạn đạt được nó. Những cái đó mãi mãi đáng giá hơn nhiều so với những gì bạn nhận được.
Lí do tối thượng của việc đặt mục tiêu là nó khích lệ bạn trở thành con người, bạn phải trở thành để hành động và đạt được nó.
…
Có những người bị đè nặng vì những ngày khổ cực bởi vì họ chỉ nghĩ về những ngày đó. Họ không hướng tới ngày mai hay phác họa tương lai.
(Triết lí cuộc đời, Jim Rohn, NXB Lao động, 2016, tr. 57)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, lí do quan trọng để đặt mục tiêu là gì?
Câu 3. Theo anh/chị vì sao tác giả lại khuyên:“Đừng đặt mục tiêu quá thấp”?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: “Nếu bạn nỗ lực hướng tới những mục tiêu của mình, những mục tiêu đó sẽ nỗ lực hướng tới bạn”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:“Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng dòng Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
........... Hết .............
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 8
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Yêu cầu về kĩ năng HS có kĩ năng đọc hiểu văn bản; Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức HS cần làm rõ các vấn đề: | ||
1 | - Phương thức nghị luận. | 0,5 |
2 | - Lí do quan trọng là: Mục tiêu tạo ra những chuyển biến trong chính mỗi người và giúp chúng ta đạt được nó. Nếu HS trả lời thành lí do tối thượng thì không cho điểm, HS nêu cả lí do quan trọng và lí do tối thượng thì chỉ cho nửa số điểm. | 0,5 |
3 | - Vì đặt mục tiêu quá thấp sẽ không thúc đẩy được sự nỗ lực, không phát huy hết năng lực, sở trường và không thể đạt được những điều đáng kể. | 1,0 |
4 | - HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình và cần đưa ra lí do tại sao nhưng lí do đó phải thuyết phục. | 1,0 |
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh có thể viết thành đoạn văn ngắn. - Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm. |
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời”. | 2,0 0,25 |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Sống có mục tiêu và chủ động làm nên cuộc đời của chính mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Có thể theo hướng sau: | ||
- Nêu vấn đề cần nghị luận | 0,25 | |
- Giải thích: + Sống cho qua ngày đoạn tháng là sống thiếu mục tiêu. Cách sống này làm con người thiếu nỗ lực, sống không có ý nghĩa, khó đạt được thành công. + Thiết kế nên cuộc đời là tự làm nên cuộc đời của mình, sống có mục tiêu, sống chủ động. | 0,25 | |
- Bàn luận ý kiến: + Cuộc đời của mỗi người do chính mỗi người lựa chọn hoặc sống cho qua ngày đoạn tháng hoặc tự thiết kế nên cuộc đời. + Thiết kế nên cuộc đời: ++ Đặt ra mục tiêu đúng đắn cho cuộc đời; suy nghĩ, hành động phải hướng tới mục tiêu đó. ++ Mục tiêu giúp con người phát huy được năng lực để đi đến thành công. ++ Sống có ý nghĩa, khẳng định được giá trị bản thân… + Chứng minh: HS tùy chọn dẫn chứng. - Phê phán: + Những người sống cho qua ngày đoạn tháng, không có mục tiêu, mục tiêu quá xa vời, phi thực tế. - Bài học nhận thức và hành động: + Thiết kế nên cuộc đời bằng mục tiêu đúng đắn, phù hợp với bản thân, đạo đức, pháp luật. + Có kế hoạch để thực hiện những điều đó. | 0,50 | |
- Khẳng định lại vấn đề. | 0,25 | |
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,25 | |
2 | Phân tích hình tượng dòng Sông Đà | 5.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích hình tượng dòng Sông Đà. c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | 0,25 | |
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận | 0,5 | |
Phân tích hình tượng dòng sông ở cả 2 nét tính cách: - Nét hung bạo, dữ dội. - Nét thơ mộng, trữ tình. | 2,25 | |
- Nghệ thuật. | 0,5 | |
- Đánh giá lại vấn đề nghị luận. | 0,5 | |
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 |
------------- Hết --------------