Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 4 2021 lúc 5:36. Xem phiên bản hiện hành
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácSỞ GDĐT LÂM ĐỒNG ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1:
TRƯỜNG THPT BẢO LỘC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, (Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.
(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147, 148)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, biểu hiện của những người không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình là gì?
Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn trích? Tác dụng?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
........... Hết .............
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh: ..................................
Chữ kí GT 1:.............................................Chữ kí GT 2: ..................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT BẢO LỘC MÔN: NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC ĐỀ 1
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
- Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức - HS cần làm rõ các vấn đề: | ||
1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận. | 0,25 |
2 | - Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. - Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. - Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. | 0,5 |
3 | HS xác định đúng một BPTT và nêu tác dụng. | 0,75 |
4 | - Nên trả lời theo hướng đồng tình vì: + Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những khó khăn thách thức, cuộc đời mỗi người là hành trình vượt qua những thử thách đó. + Những rủi ro, thách thức chính là những khó khăn mà chúng ta phải trải qua để tích lũy tri thức, kinh nghiệm sẵn sàng khi cơ hội đến. + Không đương đầu với khó khăn thử thách, luôn cố thủ trong vùng an toàn chúng ta mãi không thể thấy cơ hội và nắm bắt được cơ hội để vươn đến thành công. | 1,5 |
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn. - Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm. |
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra. | 2,0 |
a. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. - Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nêu được các vấn đề sau: | ||
Nêu vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | |
Giải thích - Vùng an toàn: môi trường thân thuộc, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân. | 0,75 | |
Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn? + Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt lại phía sau. + Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công. - Cần làm gì để bước ra khỏi vùng an toàn? + Tự ý thức và dũng cảm bước qua. + Tự tin với quyết định và hành động của chính mình. + Bắt tay vào công việc để trải nghiệm và tích lũy tri thức cho bản thân. + Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới. Vì vậy, dũng cảm trải nghiệm là điều kiện quan trọng nhất để bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình. + Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách. - Ích lợi khi bước khỏi vùng an toàn: + Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo. + Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp… | 0,75 | |
- Khẳng định lại vấn đề. | 0,25 | |
2 | Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. | |
a. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài. - Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề: | ||
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. | 0,5 | |
- Binh đoàn Tây Tiến. - Phân tích được hình tượng người lính trong bài thơ: + Đoạn 1: Gian khổ, tinh nghịch, anh hùng. + Đoạn 2: Lãng mạn. + Đoạn 3: Chân dung lính Tây Tiến . Ngoại hình độc đáo, ấn tượng là biểu hiện của cuộc sống gian khổ, anh hùng. . Tâm hồn lãng mạn. . Lí tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. . Sự hi sinh: vì kiệt sức, hi sinh trong khó khăn thiếu thốn, thê lương…nhưng qua cách diễn đạt của Quang Dũng sự hi sinh của lính Tây Tiến mang màu sắc sử thi, anh hùng… . Thiên nhiên tấu lên khúc nhạc tiễn đưa người lính về với đất. + Đoạn 4: Lời thề bất tử của lính Tây Tiến. - Nghệ thuật. | 1.00 | |
- Đánh giá. | 0,5 |
------------- Hết --------------