Đề 14

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
7 coin

 

 

 

SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT HÒA VANG

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI  THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

----------------------------

 
 

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận  marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì  sales không đồng ý cho tôi đi.”

            Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

            Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”  Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

       (Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằngLòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?

Câu 4: Từ nội dung của văn bản, anh /chị hãy rút ra thông điệp cho bản thân.

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Lòng tự tin

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về  chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt (Kim Lân)./.

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3.0

1

 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5

2

 Nội dung chính: bàn về lòng tự tin      

0,5

3

Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích.

1,0

4

HS nêu được các ý sau:

– Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin vào giá trị của bản thân.
– Phấn đấu, nỗ lực không ngừng; vượt lên những khó khăn, thất bại để thành công trong cuộc sống.

1,0

II

 

LÀM VĂN

7.0

1

 Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Lòng tự tin          

2,0

 

a. Về kĩ năng
– HS biết triển khai vấn đề trong một đoạn văn ngắn, dung lượng khoảng 200 chữ
– Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

0,25

b. Về kiến thức

1,75

* Giải thích vấn đề
Tự tin: tin vào bản thân
* Bàn luận vấn đề
– Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có lòng tự tin con người dễ gặt hái thành công trong cuộc sống
– Biểu hiện của lòng tự tin: luôn tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình huống, không lấy làm hổ thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc phục điểm yếu để trở thành người hoàn thiện
* Mở rộng:

- Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại.
– Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân.

* Bài học nhận thức, hành động
– Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có.
– Phấn đấu, nỗ lực không ngừng trước những khó khăn, thất bại để luôn tự tin trong cuộc sống..

 
 

2

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt (Kim Lân).

      

5,0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

  Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt (Kim Lân).

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ vàdẫn chứng.

3.75

 

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận

* Hình ảnh bát cháo hành: 

Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.

- Ý nghĩa:

+ Về nội dung:

Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo

Là  hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng

Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí: gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.

+ Về nghệ thuật:

Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.

Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.

* Hình ảnh bát cháo cám:

- Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.

- Ý nghĩa:

+ Về nội dung:

Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.

Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ:

         Bà cụ Tứ gọi cháo cám là “chè khoán”,  bà vui vẻ,  niềm nở, chuyện trò với các con à là người mẹ nhân hậu, thương con, có tinh thần lạc quan. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng. Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu để không khí vui vẻ hơn.

         Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Chứng tỏ, Thị không còn nét chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.

+ Về nghệ thuật: Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn. 

* So sánh:

– Giống nhau:

+ Cả 2 hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.

+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người (bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật). Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.

+ Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của hai nhà văn.

– Khác nhau:

+ Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.

+ Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

* Lí giải sự giống và khác nhau đó:

-  Do hai nhà văn  đều viết về người nông dân trong nạn đói 1945

- Có sự khác nhau đó là do ảnh hưởng của lí tưởng cách mạng với mỗi nhà văn. Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

* Đánh giá: Bên cạnh những điểm tương đồng trong cái nhìn đầy nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình của nhà văn, mỗi chi tiết nghệ thuật hiện lên với vẻ đẹp khác nhau, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của cốt truyện, đem đến cho người đọc những áng văn bất hủ.

 

0,5

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

d. Sáng tạo

0,5

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 
  

ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

 

 

 

 

 

Khách