Đề 13

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
6 coin

SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT HÒA VANG

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI  THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

----------------------------

 
 

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    Đầu năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, là đợt đầu tiên nên tuyển chọn rất kĩ càng, lứa tuổi từ mười tám đến hai lăm, diễn viên cải lương và kịch nói có, nhạc sĩ có, họa sĩ có, giáo viên trung học có đông, là những chàng trai ưu tú của Hà Nội. Nghe nói khoảng sáu trăm sáu mươi người. Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. Họ có dừng lại Hà Nội vài giờ vào lúc tối, nhưng không một ai biết. Tôi hỏi cô:“cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”. Cô trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì?

Câu 2: Người kể chuyện xưng tôi trong đoạn trích trên là ai?

Câu 3: Tại sao nhân vật cô Hiền lại cho rằng “ Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”

 Câu 4: Từ nội dung của văn bản, anh /chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật cô Hiền.

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

    Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng tự trọng.

Câu 2 (5.0 điểm)

   Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ( Ngữ văn 12 tập 2, tr 69). Từ đó trình bày điểm giống và khác nhau trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” ( Ngữ văn 11, tập 1, tr 184) ./.

                                                          -- Hết -

           

 

 

 

 

 

 

 

 

                                     Người ra đề và đáp án: THÁI THỊ LÊ    

 

 

 

  

HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3.0

1

 Phương thức biểu đạt chính: Nghệ thuật

0,5

2

 Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn trên là nhà văn Nguyễn Khải

0,5

3

Nhân vật cô Hiền lại cho rằng “ Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” Vì năm 1965 là năm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta diễn ra gay go ác liệt, bao thế hệ thanh niên sẵn sáng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Để con trai lên đường bà Hiền đau đớn nhưng bà chọn cách ứng xử đầy lòng tự trọng, vì không phải bám vào sự hy sinh của người khác.

1,0

4

Hs có thể trình bày nhiều cách những đạt được ý sau:

+ Là người phụ nữ có lòng tự trọng và có bản lĩnh cá nhân.

+ Luôn có ý thức giáo dục con cái sống có lòng tự trọng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

1,0

II

 

LÀM VĂN

7.0

1

 Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Lòng tự trọng.

2,0

 

a. Về kĩ năng
– HS biết triển khai vấn đề trong một đoạn văn ngắn, dung lượng khoảng 200 chữ
– Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

0,25

b. Về kiến thức

1,75

* Giải thích vấn đề: Lòng tự trọng  là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân
* Bàn luận vấn đề:

 + Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, họ luôn có ý thức giũ gìn phẩm cách của mình. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu.

+ Người có lòng tự là người được mọi người tôn trọng, điều đó là cơ sở để họ đạt được những thành công trong cuộc sống

  + Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh.
* Mở rộng: Nếu là Hs lòng tự trọng được biểu hiện ở việc không quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.

 * Bài học nhận thức, hành động. Lòng tự trọng là phẩm chất quan trọng của mỗi con người. Vì thế,  luôn học tập tu dưỡng để mình luôn là người có lòng tự trọng.

 
 

2

Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó trình bày điểm giống và khác nhau trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” ./.

      

5,0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

  Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

  

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ vàd ẫn chứng.

3.75

 

* Giới thiệu về 2 tác giả, 2 tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận

* Hai phát hiện  của nghệ sĩ Phùng.

  -  Chiếc thuyền ngoài xa:

      + Một cảnh đắt trời cho đó là một cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “ chân lí của sự hoàn thiện”. làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.

- Chiếc thuyền gần bờ:

Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông cao lớn, dữ dằn, người đàn ông đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha..Tất cả đã làm nghệ sĩ Phùng ngơ ngác, không tin vào mắt mình

=> Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu:

+ Cuộc sống không chỉ có màu hồng, không chỉ có cái đẹp, không chỉ có niểm vui, niềm hạnh phúc mà còn có những khoảng tối, có cái xấu, cái ác, có khổ đau, nước mắt.

+ Người nghệ sĩ cần rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với cuộc đời, cần có cái nhìn nhiều chiều, phải biết rung động, hân hoan, say mê trước cái đẹp, vừa nhạy cảm trước những thân phận bi kịch để chia sẻ và yêu thương.

* Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng trong vở kịch “ Vĩnh biệt cửu trùng Đài”

- Thông qua xung đột thứ 2: Xung đột giữa quan niêm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Nhà văn Nguyễn Huy tưởng đã đưa ra một quan điểm nghệ thuật:

+ Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: Nghệ thuật phải gắn liền với lợi ích thiết thực của nhân dân, nếu không nghệ thuật sẽ trở nên phù phiểm, siêu đẳng như một “bông hoa ác”

+ Người nghệ sĩ có niềm khát khao, say mê sáng tạo chưa đủ mà luôn  phải tỉnh táo sáng suốt dung hòa giữa khát vọng nghệ thuật với lợi ích của nhân dân.

* So sánh:

– Giống nhau:

+ Cả 2 nhà văn đều đặt ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: Nghệ thuật gắn bó với nhân dân.

+ Cả 2 nhà văn đều đặt ra những yêu cầu cần có của người nghệ sĩ: Cần có cái nhìn đa chiều về  cuộc sống, xóa dần, rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống.

– Khác nhau:

+ Với Nguyễn Huy Tưởng  thông qua xung đột kịch để thể hiện quan niệm về nghệ thuật

+ Nguyễn Minh Châu thông qua 2 phát hiện nghệ sĩ Phùng

* Lí giải sự giống và khác nhau đó:

+ Hoàn cảnh ra đời của 2 tác phẩm, khác nhau về phương thức phản ảnh của 2 thể loại khác nhau ( Kịch, truyện ngắn)

 

0,5

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

 

d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 
  

ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khách