Đập đá ở Côn Lôn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Phan Châu Trinh 1872-1926

- Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.

- Quê: Tam kỳ - Quảng Nam

- Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động:

+ Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896) nổ ra và thất bại.

+ Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.

- Là một sĩ phu yêu nước lớn đầu thế kỷ XX.

- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù.

- Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

- Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo.

b. Bố cục

- Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày.

- Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

@213217@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Bốn câu thơ đầu

- Câu thơ đầu miêu tả cảnh không gian, đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất trời Côn Đảo:

      Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non. 

- Quan niệm nhân sinh truyền thống "làm trai'. "Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời" (Phan Bội Châu), "Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể" (Nguyễn Công Trứ),... Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người như thế lại đường hoàng "đứng giữa" đất trời Côn Lôn, "đứng giữa" biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững! Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.

- Ba câu thơ sau vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ở ngoài Côn Đảo, vừa khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của những người anh hùng hành động phi thường.

- Những nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người: khí thế hiên ngang "lừng lẫy" như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: "xách búa"; "ra tay"; sức mạnh thật ghê gớm, gần như thần kì: "làm cho lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", "đập bể mấy trăm hòn"...

=> Bốn câu thơ đầu khắc họa hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng, trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc, vất vả thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như một dũng sĩ thần thoại. Và như vậy, những câu thơ này đã dựng được một tượng đài uy nghi về anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời. Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan.

2. Bốn câu thơ cuối

- Nếu bốn câu thơ đầu là sự miêu tả kết hợp biểu cảm, thì đến bốn câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây cũng là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc mãnh liệt, oai phong trên đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.

- Để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã tạo thế tương quan đối lập. Ở cặp câu 5 - 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan (tháng, ngày, mưa nắng: chỉ những gian khổ phải chịu không phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng) với súc chịu dựng dẻo dai, bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng (càng bền dạ sắt son). Ở cặp câu 7 - 8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX, một công việc mà không phải ai cũng tin sức người có tể làm được với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như "việc von con". (Sự thực thì bản án mà Phan Châu Trinh đang phải mang và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng đâu phải là "việc con con", có điều, đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng phải kể đến).

@213376@@213533@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Bài thơ sử dụng bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.

2. Nội dung

Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

@218959@