Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

 

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

* Ví dụ (SGK trang 80)

- Đề không có mệnh lệnh: 4, 7

- Đề có mệnh lệnh:

+ Phân tích: 6,1

+ Suy nghĩ, cảm nhận: 2, 3, 5, 8.

II. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Các bước làm bài:

Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh.

a.Tìm hiểu đề, tìm ý:

-Tìm hiểu đề:

+ Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.

+ Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

+ Yêu cầu: Phân tích những biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ.

- Tìm ý:

+Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

+Tâm trạng của tác giả trong bài thơ

.Tình yêu quê hương thể hiện qua hồi ức của tác giả

.Tình yêu quê hương trong nỗi nhờ trực tiếp của tác giả.

 b. Lập dàn bài

       SGK/81

c. Viết bài

d. Đọc lại bài viết và sửa chữa.

 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm

Văn bản: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ ( SGK - 81)

*Bố cục :

- MB :Chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh. Trong đó bài thơ Quê hương là thành công xuất sắc có ý nghĩa khởi đầu.

- TB: Trình bày cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh; khi ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống lao động quê hương; về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.

- KB: Khẳng định sức hấp dẫn  và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ.

 * Nhận xét khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

- Các phần nối kết chặt chẽ

- Bố cục mạch lạc

- Ý kiến phân tích, bình giảng, chứng minh.

3. Ghi nhớ (SGK/83)

III. Luyện tập

Bài tập:Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh

- Lập dàn ý:

+ MB: Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng

+ TB: Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua biện pháp NT

- Nhận xét đánh giá của tác giả so với bài viết khác về mùa thu

+ KB: Khái quát giá trị khổ thơ.

Khách