Bài 9. Nguyên phân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

1: Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

Các kì

Những biến đổi cơ bản của NST

Kì đầu

- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.

- Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa

- Các NST kép đóng xoắn cực đại.

- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.

- Kết quả: từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ.

 

Kết luận:

- Kì trung gian NST tháo xoắn cực đại thành sợi mảnh, mỗi NST tự nhân đôi thành 1 NST kép.

- Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân.

 

2: Ý nghĩa của nguyên phân

Kết luận:

- Nguyên phân giúp cơ thể lớn lên. Khi cơ thể đã lớn tới một giới hạn thì nguyên phân vẫn tiếp tục giúp tạo ra tế bào mới thay cho tế bào già chết đi.

- Nguyên phân duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

- Nguyên phân là cơ sở của sự sinh sản vô tính.

 

Tính số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong từng kì của nguyên phân.

                     

Cấu trúc

Trung gian

Đầu

Giữa

Sau

Cuối

TB chưa tách

TB đã tách

Số NST

Trạng thái NST

Số crômatit

Số tâm động

2n

Kép

4n

2n

2n

Kép

4n

2n

2n

Kép

4n

2n

4n

Đơn

0

4n

4n

Đơn

0

4n

2n

Đơn

0

2n

Khách