Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐể chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:
Bước 1. Bỏ dấu "-" trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại
Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1
Bước 3. Thêm dấu "-" trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.
Ví dụ: (-24) : 4 = - (24 : 4) = -6; 55 : (-5) = -11.
Ta đã học cách thực hiện phép chia hai số nguyên dương ở Tiểu học.
Để chia hai số nguyên âm, ta làm như sau:
Bước 1. Bỏ dấu "-" trước mỗi số
Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có thương cần tìm.
Ví dụ: (-30) : (-3) = 10; (-36) : (-4) = 9.
Lưu ý:
- Cách nhận biết dấu của thương giống như cách nhận biết dấu của tích:
- Thứ tự thực hiện các phép tính trong tập hợp các số nguyên giống với thứ tự thực hiện các phép tính trong tập hợp số tự nhiên.
Cho hai số nguyên a, b với b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói:
- a chia hết cho b;
- a là bội của b;
- b là ước của a.
Ví dụ: Trong các số 24, -30, 35:
a) Số nào chia hết cho 3, số nào không chia hết cho 3?
b) Số nào chia hết cho -3, số nào không chia hết cho -3?
Giải:
a)
Vì 24 = 3.8 nên 24 chia hết cho 3.
Vì -30 = 3.(-10) nên -30 chia hết cho 3.
Vì 35 = 3.11 + 2 nên 35 không chia hết cho 3.
b)
Vì 24 = (-3).(-8) nên 24 chia hết cho -3.
Vì -30 = (-3).10 nên -30 chia hết cho -3.
Vì 35 = (-3).(-11) + 2 nên 35 không chia hết cho -3.
- Nếu a là bội của b thì -a cũng là bội của b.
- Nếu b là ước của a thì -b cũng là ước của a.