BÀI 4: THỰC HÀNH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY MAY
1. Vật liệu
- Vật liệu: Chỉ may, phấn may, vải,
- Dụng cụ: Thước gỗ, kéo, máy may, ...
2. Quy trình thực hành
Chuẩn bị máy may => Vận hành máy may => Bảo dưỡng máy may
a. Chuẩn bị máy may
- Bỏ vải che phủ máy;
- Vệ sinh bàn máy;
- Kiểm tra máy;
- Ngồi vào vị trí máy đúng tư thế;
- Nâng chân vịt lên để không chạm vào răng cưa.
b. Vận hành máy may
*Tư thế ngồi may:
- Ngồi ghế vừa tầm, đúng tư thế ngồi may.
- Dùng tay nâng chân vịt lên.
- Chỉnh tư thề ngồi sao cho chân đặt vuông góc với bàn đạp, mắt nhìn thẳng mép ngoài của chân vịt thì mới may đúng kĩ thuật được.
*Tập đạp máy:
- Chân đạp đều đặn, tránh đạp ngược.
*Tập may không mắc chỉ:
- Lắp kim
- Tập may những đường thẳng theo dòng kẻ, sau đó tập may đường cong, đường gấp khúc.
* Tập may có mắc chỉ:
- Thao tác chuẩn bị máy:
- Quấn chỉ vào suốt: Vặn lỏng ốc lớn ở bánh đà đầu máy để trục kim không chuyển động trước khi đánh suốt, tránh hại máy và vặn chặt ốc lại sau khi đánh suốt xong để máy hoạt động bình thường.
- Lắp suốt vào thoi: Thao tác cầm suốt đưa vào thoi đúng để khi kéo sợi chỉ suốt ở trong thoi quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Lắp thoi suốt vào ổ chao: Lắp các thoi khớp vào rãnh của ổ chao => Ân thoi vào phía trong đến khi phát ra tiến kêu “tách” là được.
- Mắc chỉ trên
- Lấy chỉ dưới lên, đưa hai đầu chỉ ra phía sau, dưới chân vịt.
- Vặn núm điều chỉnh hoặc cần gạt chỉ đúng cỡ mũi may, máy thử để có chiều dài mũi may theo ý muốn.
- Thao tác sử dụng bộ phận điều chỉnh cỡ mũi may:
- Cần gạt ở dưới mũi may thưa, dịch dần lên sốlớn mũi may mau dần.
- Cần gạt ở giữa: cỡ mũi may bằng 0, vải không dịch chuyển.
- Cần gạt lên trên vải dịch chuyển theo chiều ngược lại
*Chú ý: Nới vít hãm cần gạt khi di chuyển cần gạt và vặn chặt vít hãm ở vị trí cỡ mũi may đã chọn để cỡ mũi may không bị dịch chuyển.
*Thực hành may:
- Bắt đầu may: May một số đường cơ bản sau:
*Lưu ý: Trong khi may có thể có những trường hợp mũi may chưa chuẩn như: sùi chỉ. rối chỉ, đường may bị rúm, rối chỉ, đứt chỉ... cần điểu chỉnh lại để được mũi may đều và đẹp.
- Kết thúc may: Tay trái kéo vải ra phía ngoài, để chỉ ở dưới chân vịt, đồng thời tay phải nhẹ nhàng quay đi quay lại bánh xe nhỏ đầu máy vài lần để rút chỉ dễ dàng, không nên kéo mạnh làm gãy kim máy.
3. Cách bảo dưỡng máy may
- Giữ máy sạch sẽ bằng cách lau bụi, lau chùi đầu máy, gỡ chỉ vụn ở ổ chao, bàn đẩy vải…
- Tra dầu vào máy:
- Các vị trí có lỗ tra dầu: 1 giọt
- Các bộ phận cần bôi trơn: 3 giọt
- Lau sạch dầu vương vãi trên máy.
*Lưu ý:
- Trước khi tra dầu cần lấy vải sạch lau chùi các chỗ tra dầu, tránh bụi bẩn theo dầu vào máy.
- Sau khi tra dầu, đạp cho máy chạy vài vòng dể dầu thấm đều vào các khớp trục quay. Sau đó lau sạch dầu còn vương vãi trên máy khi tra dầu xong.