Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 2: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẮT MAY

I. Vật liệu may

1. Các loại vải

a. Phân loại vải dựa theo nguồn gốc của sợi dệt

- Dựa theo nguồn gốc của sợi dệt người ta chia làm 3 loại vải:

  • Vải sợi thiên nhiên: Vải sợi bông, vải tơ tằm, vải lanh, vải len....
  • Vải sợi hoá học: gồm hai loại là:
    • Vải sợi nhân tạo (Sợi visco, axetat)
    • Vải sợi tổng hợp (nilong, polieste)
  • Vải sợi pha: Vải sợi bông pha sợi tổng hợp, vải tơ tằm pha sợi visco...
    • Vải sợi bông (cotton), vải tơ tằm (silk): mặc thoáng mát, dễ nhàu; Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
    • Vải sợi nhân tạo: mặc thoáng, ít nhàu hơn vải sợi bông, khi bóp sợi vải, tro bóp dễ tan.
    • Vải sợi tổng hợp: mặc bí, không nhàu, khi đốt sợi vải, tro vón cục bóp không tan.

b. Phân loại vải dựa theo kiểu dệt

- Dựa theo kiểu dệt người ta phân loại vải thành:

  • Vải dệt thoi: Hình thành do hai hệ sợi ngang và sợi dọc liên kết với nhau theo một qui luật nhất định
  • Vải dệt kim: Hình thành từ một hoặc nhiều hệ sợi đan ngang hoặc đan dọc tạo thành vải nhờ kim tạo vòng sợi.
  • Vải không dệt: Vải không dệt là sản phẩm có dạng tấm được tạo thành từ công nghệ khác hẳn với công nghệ dệt thoi và công nghệ dệt kim. Phương pháp này tận dụng được các nguyên liệu thừa của hai phương pháp trên (vải vụn, sợi rối...) Nên tiết kiệm được nhiên liệu, giá thành hạ.

2. Phụ liệu

- Vật liệu liên kết: Chỉ

- Vật liệu dựng: vải dựng, mếch...

- Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, đây kéo,, dây chun....

- Vật liệu để trang trí: Đăng ten, ruy băng, hạt cườm...

=> Tuỳ sản phẩm, tuỳ loại vải mà chọn những phụ liệu phù hợp để thuận tiện trong sử dụng và có thể kết hợp trang trí.

II. Dụng cụ cắt may

1. Các loại dụng cụ cắt may

LOẠI DỤNG CỤ

TÊN DỤNG CỤ

Dụng cụ đo

Thước dây, thước gỗ

Dụng cụ vẽ

Phấn may, bút chì, vạch..., dụng cụ sang dấu(bánh xe có răng cưa hoặc không có răng cưa)

Dụng cụ cắt

Các loại kéo to nhỏ vừa....

Dụng cụ khâu tay

Kim, đê, gối cắm kim. xâu kim, tháo chỉ...

Dụng cụ là

Bàn là, gối là, cầu là, chăn là....

b. Bảo quản dụng cụ cắt may

- Đối với từng loại dụng cụ cắt may ta phải bảo quản theo những cách khác nhau:

  • Thước dây: giữ thước không bị xoắn, nhàu. Khi dùng xong phải treo ở nơi cố định.
  • Thước gỗ: giữ thước không bị sứt, gãy.
  • Phấn may: để phấn ở nơi quy định, tránh làm vỡ phấn.
  • Kéo: giữ cho lưỡi kéo luôn sắc, 2 mũi kéo khít để cắt vải gọn và chính xác; không dùng kéo cắt vải để cắt giấy; cắt dây, … Dùng xong kéo phải để nơi quy định.
  • Kim khâu: giữ mũi kim luôn nhọn, sắc, tránh rỡi vãi gây nguy hiểm.
  • Bàn là điện: chú ý điều chỉnh nấc nhiệt độ phù hợp với loại vải; khi dùng xong để đúng chỗ quy định.