Bài 1: Giới thiệu nghề cắt may

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ CẮT MAY

1. Vai trò và vị trí của nghề cắt may

a. Vai trò và vị trí của nghề cắt may

- Trang phục có chức năng: Bảo vệ và làm đẹp cho con người.

- Có rất nhiều loại trang phục:

  • Theo thời tiết: Trang phục mùa nóng, mùa lạnh.
  • Theo công dụng: Trang phục mặc ở nhà, đi làm, đi học, thể thao....
  • Theo giới tính: Trang phục nam, nữ...

- Các đồ dùng bằng vải trong gia đình: Chăn, màn, gối, đệm, rèm cửa, khăn trải bàn, khăn ăn....

b. Sản xuất hàng may mặc

- Hàng may mặc được tổ chức sản xuất theo hai hệ thống:

  • Hệ thống may đo
  • Hệ thống may sẵn.

 

May đo

May sẵn

Hình thức sản xuất

May đơn chiếc

May hàng loạt theo dây chuyền sản xuất.

Kích thước sản phẩm

Theo số đo từng người

Theo cỡ số (S-M-L-XL....)

Công cụ sản xuất

Máy may đạp chân và máy may chạy điện

Máy may công nghiệp và các máy chuyên dùng.

Cơ sở sản xuất

Qui mô nhỏ gia đình

Qui mô lớn (công ti may)

Ưu điểm

Vừa với từng người về kích thước, kiểu mẫu đa dạng.

Tốn ít vải, thời gian tạo sản phẩm nhanh hơn.

Nhược điểm

Tốn nhiều vải thời gian lâu hơn.

Kiểu mẫu ít đa dạng, không phù hợp với người có khiếm khuyết về vóc dáng.

2. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

a. Đặc điểm nghề

- Đối tượng lao động: Vải, lông thú, vải giả da, da, lông thú (Các loại vải) ... Chỉ, mếch, đăng ten, duy băng, khuy, khoá.... (Các loại phụ kiện)

- Nội dung lao động: Vẽ, cắt các chi tiết của sản phẩm, may ráp các chi tiết và hoàn thiện sản phẩm để sản xuất được nhiều sản phẩm.

- Công cụ lao động: Máy may và máy chuyên dùng.

b. Yêu cầu của nghề

- Đối với những người thợ cắt may thông thường cần một trình độ văn hoá nhất định, có những hiểu biết về vật liệu, dụng cụ, thiết bị may mặc, kĩ thuật cắt may và thẩm mĩ may mặc.... may thành thạo một số loại quần áo thông dụng....

- Người thợ cắt may hàng cao cấp, nhà tạo mẫu thời trang..... cần được đào tạo qua các lớp chuyên môn, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học....

- Đối với những người thợ cắt may thông thường cần một trình độ văn hoá nhất định, có những hiểu biết về vật liệu, dụng cụ, thiết bị may mặc, kĩ thuật cắt may và thẩm mĩ may mặc.... may thành thạo một số loại quần áo thông dụng....

- Người thợ cắt may hàng cao cấp, nhà tạo mẫu thời trang..... cần được đào tạo qua các lớp chuyên môn, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học....

3. Triển vọng của nghề

- Nhu cầu may mặc: “ăn no mặc ấm” tiến đến “ăn ngon mặc đẹp” nên cần có thợ may giỏi.

- Trình độ tay nghề, công cụ sản xuất sẽ có sản phẩm có chất lượng.

- Đóng góp của nghề với phát triển kinh tế xã hội: xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động.....