Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHệ thống điện quốc gia có cấu trúc bao gồm:
- Nguồn điện.
- Lưới điện.
- Tải tiêu thụ.
=> Liên kết với nhau thành hệ thống thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện quá trình:
- Sản xuất.
- Truyền tải.
- Phân phối.
- Tiêu thụ.
- Vai trò nguồn điện:
+ Tạo ra điện năng.
+ Cung cấp điện cho quốc gia.
- Nguồn điện là các nhà máy điện có công suất phát điện và phương pháp sản xuất khác nhau.
- Lưới điện có vai trò:
+ Kết nối.
+ Truyền tải.
+ Phân phối.
=> Điện năng từ nguồn tới nơi tiêu thụ.
a. Cấp điện áp của lưới điện.
+ Hạ áp: 1kV.
+ Trung áp: 1kV - 35kV.
+ Cao áp: trên 35kV - 220kV.
+ Siêu cao áp: trên 220kV.
b. Thành phần của lưới điện
- Đường dây truyền tải và phân phối:
Chức năng kết nối nguồn điện, các trạm điện biến áp và tải tiêu thụ,...
- Trạm biến áp:
Chuyển đổi cấp điện áp từ điện áp thấp lên điện áp cao hoặc ngược lại thông qua các máy biến áp và thiết bị đóng - cắt điện để:
+ Điều tiết phân phối.
+ Đảm bảo an toàn hệ thống.
- Hệ thống giám sát và điều khiển.
- Là các thiết bị tiêu thụ điện, biến điện năng thành các dạng năng lượng khác.
- Chia thành 2 loại:
+ Tải sinh hoạt.
+ Tải sản xuất.