Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Là tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.
- Tín hiệu tương tự được biểu diễn thông qua dòng điện hoặc điện áp (tín hiệu điện).
- Tín hiệu tương tự có hai loại:
+ Tuần hoàn.
+ Không tuần hoàn.
- Tín hiệu tuần hoàn thông thường có dạng hình sin đặc trưng bởi:
+ Biên độ.
+ Tần số.
+ Góc pha.
=> Lặp lại sau mỗi chu kì.
- Ngược lại, tín hiệu không tuần hoàn không có sự lặp lại.
- Mạch điện khuếch đại biên độ điện áp biến đổi biên độ tín hiệu lối ra lớn hơn biên độ tín hiệu lối vào.
- Mạch khuếch đại biên độ điện áp:
+ Mạch khuếch đại biên độ với phần tử khuếch đại là transistor T, điện trở R1, R2, Rc, RE.
+ Biên độ Ura lớn hơn và ngược pha so với với biên độ Uvào.
+ Hệ số khuếch đại của mạch A - \(\dfrac{U_{ra}}{U_{vào}}\).
- Các ứng dụng khuếch đại thường gặp trong thực tế như:
+ Máy tăng âm.
+ Bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình cáp,...
- Tín hiệu thông thường có tần số thấp nên muốn truyền đi xa, phải sử dụng sóng mang tần số có khả năng bức xạ thành sóng điện từ.
- Quá trình biến đổi biên độ sóng mang theo tín hiệu mang thông tin được gọi là điều chế biên độ.
- Mạch điều chế biên độ sử dụng transistor.
- Tín hiệu sóng mang Uc qua biến áp TF1 và tín hiệu mang thông tin Um đưa tới cực base của transistor.
- Mạch cộng hưởng L3C3 tại cực collector sẽ loại bỏ tín hiệu không cần thiết, đưa tín hiệu sóng mang có biên độ thay đổi theo Um qua biến áp TF2 tới lối ra.
- Hiện nay điều chế biên độ được sử dụng trong các lĩnh vực thông tin liên lạc như:
+ Radio AM.
+ Bộ đàm cầm tay hai chiều,...
- Tín hiệu điều chế biên độ được truyền tới nơi thu.
- Tới nơi thu, mạch giải điều chế biên độ sẽ khôi phục lại tín hiệu mang thông tin ban đầu.
- Mạch giải điều chế biên độ sử dụng diode.
- Diode D chỉnh lưu nửa chu kì dương của tín hiệu UAM.
- Sau đó tới bộ lọc thông thấp RC để loại bỏ các thành phần tần số cao.
- Thu được tín hiệu sau khi điều chế Um có dạng giống với tín hiệu mang thông tin ban đầu.