Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácLà những quy định, quy tắc và kĩ năng cần thiết trong thiết kế, sử dụng và bảo dưỡng sửa chữa điện được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị và hệ thống lưới điện.
1. Trong thiết kế, lắp đặt điện
- Dây dẫn và cáp điện:
+ Cần tính toán lựa chọn dây dẫn và cáp điện phù hợp.
+ Tiết diện lõi dây phù hợp với công suất tiêu thụ của thiết bị.
+ Cần được bố trí và đánh dấu sao để dễ dàng nhận biết.
- Các thiết bị đóng - cắt và bảo vệ:
+ Được lắp trong các tủ điện tổng, tủ điện nhánh,...
+ Hiện nay thường sử dụng hai loại aptomat:
Aptomat có chức năng cắt điện tự động.
Aptomat có thêm chức năng bảo vệ khi có dòng điện rò rỉ.
- Nối đất:
+ Là một trong những biện pháp bảo vệ an toàn cho con người tránh nguy cơ bị điện giật.
+ Nối tiếp đất với vỏ kim loại của thiết bị,...
- Hệ thống chống sét:
+ Giúp bảo vệ hệ thống điện, hệ thống truyền tải điện, loại bỏ nguy cơ điện áp cao từ sét truyền qua dây dẫn.
+ Cần thiết kế, lắp đặt các thiết bị chống sét.
- Ví dụ biện pháp an toàn trong thiết kế, lắp đặt hệ thống điện:
- Sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng cao, chịu được nhiệt độ cao,...
- Không sử dụng các:
+ Đồ dùng điện không rõ nguồn gốc.
+ Thiết bị hỏng, thiếu chỉ dẫn.
+ Đồ dùng điện khi đang sạc.
+ Đồ dùng điện có công suất lớn cùng một lúc.
- Không chạm đến các đồ dùng điện khi tay còn ướt,...
- Cắt nguồn cấp điện tới các thiết bị và đồ dùng điện khi không sử dụng.
- Trước khi tiến hành bảo dưỡng hay sửa chữa thiết bị, cần sử dụng bút thử điện để kiểm tra những nơi có điện, bị rò điện.
- Thường xuyên kiểm tra lớp vỏ cách điện và vỏ bảo vệ của thiết bị điện.
- Cần cắt nguồn điện, treo biển thông báo và sử dụng các trang bị bảo hộ,...
- Đảm bảo khoảng cách an toàn với:
+ Lưới điện cao áp.
+ Trạm biến áp.
=> Để tránh hiện tượng phóng điện.
- Không trú mưa tại chân cột điện, gần công trình điện,...
- Khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống cần tránh xa.
- Cắt nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ướt.