Đây là phiên bản do Trịnh Long
đóng góp và sửa đổi vào 20 tháng 7 2021 lúc 7:51. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácI. Cacbohyđrat: ( Đường)
1)Cấu trúc hoá học:
a.Đường đơn:(monosaccarit)
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.
- Đường 5 C (Ribôzơ,đeôxyribôzơ), đường 6 C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).
b.Đường đôi: (Disaccarit)
-Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit
. -Mantôzơ(đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ(đường mía) gồm 1 ptử Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 ptử glucôzơ và 1 ptử galactôzơ.
c. Đường đa: (polisaccarit)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin…
2)Chức năng của Cacbohyđrat:
- Là ngồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
-Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể…
II. Lipit: ( chất béo)
1) Cấu tạo của lipit:
a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp)
-Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo
b.Phôtpholipit:(lipit đơn giản)
- Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat(alcol phức).
c. Stêrôit:
- Là Colesterôn, hoocmôn giới tính ơstrôgen, testostêrôn.
d. Sắc tố và vitamin:
- Carôtenôit, vitamin A, D, E, K… 2) Chức năng:
- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
- Nguồn năng lượng dự trữ.
- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
III. prôtêin 1.Cấu trúc của prôtêin: Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin.
a) Cấu trúc bậc 1:
- Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi axit amin là chuỗi pôli peptit.
- Chuỗi pôli peptit có dạng mạch thẳng.
b) Cấu trúc bậc 2:
- Chuỗi pôli peptit co xoắn lại(xoắna) hoặc gấp nếp(b
c) cấu trúc bậc 3 và bậc 4:
- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôli peptit cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3.
- Cấu trúc bậc 4: Các chuỗi cấu trúc bậc 2 liên kết với nhau theo 1 cách nào đó tạo cấu trúc bậc 4
2. Chức năng và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin:
a) Chức năng của prôtêin:
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (nhân, màng sinh học, bào quan…)
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất.( Hêmôglôbin)
- Bảo vệ cơ thể.( kháng thể)
- Thu nhận thông tin.(các thụ thể)
- Xúc tác cho các phản ứng.( enzim)
- Tham gia trao đổi chất (hoocmôn)
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin:
- Nhiệt độ cao, độ pH…phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng( biến tính).