Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCăn cứ vào xương cột sống, động vật được chia thành hai nhóm:
- Nhóm động vật chưa có xương cột sống được gọi là động vật không xương sống bao gồm: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.
- Nhóm động vật đã có xương cột sống được gọi là động vật có xương sống bao gồm: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (Động vật có vú).
Động vật không xương sống - Bạch tuộc | Động vật có xương sống - Ếch |
Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống. Dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể, động vật không xương sống được chia thành một số nhóm như: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.
Tên ngành | Đặc điểm | Đại diện |
Ruột khoang | Nhóm động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước. | |
Giun | Cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật. | |
Thân mềm | Cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), xuất hiện điểm mắt. Có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống. | |
Chân khớp | Có cấu tạo cơ thể chia ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Chân khớp là nhóm có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các dạng môi trường sống. |
|
Động vật có xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng có xương sống. Dựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể, động vật có xương sống được chua thành một số nhóm như: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Động vật có vú (Thú).
Tên lớp | Đặc điểm | Đại diện |
Lớp Cá | Cá sống ở nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây, hình dạng phổ biến là hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội trong nước. | |
Lớp Lưỡng cư | Là nhóm động vật ở cạn đầu tiên, da trần, mềm, ẩm, chân có màng bơi, một số lưỡng cư có đuôi (cá cóc) hoặc thiếu chân (ếch giun) hoặc không có đuôi (ếch, cóc). | |
Lớp Bò sát | Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài mở rộng môi trường sống như cá sấu, rắn nước, rùa biển), da khô, có vảy sừng. | |
Lớp Chim | Nhóm động vật ở cạn, cơ thể có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, đặc điểm cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau; đại diện thuộc nhóm này có chim bay (chim bồ câu), chim chạy (đà điểu), chim bơi (chim cánh cụt). | |
Lớp Thú | Hay còn gọi là lớp Động vật có vú, là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống. Cơ thể phủ lông mao, một số ít loài không phủ lông. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. |
Gây bệnh cho con người
Giun kí sinh gây bệnh ở người
Trung gian truyền bệnh
Bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch
Gây hại nông nghiệp
Ốc bươu vàng gây hại lúa
Gây hại đến các sinh vật khác
Rận cá và giáp xác chân chèo kí sinh trên cá
Gây hư hại thiết bị, công trình
Con hà bám dưới mạn tàu thuyền gây hư hỏng tàu thuyền | Con mối phá hoại công trình xây dựng |
Trong đời sống, động vật là tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh cho con người, thực vật và động vật khác; gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế địa phương, phá hoại mùa màng, công trình xây dựng, ...
Cung cấp thức ăn
Thịt lợn | Thịt gà |
Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống
Cừu cho lông | Đồ mĩ nghệ, trang sức từ trai |
Phục vụ giải trí và an ninh cho con người
Nuôi mèo cảnh | Đào tạo chó nghiệp vụ |
Tiêu diệt các sinh vật gây hại bảo vệ mùa màng
Chim bắt sâu | Mèo bắt chuột |
Trong tự nhiên, động vật có vai trò là thức ăn cho các động vật khác. Trong đời sống con người, động vật cung cấp nguồn thực phẩm, hỗ trợ con người lao động, giải trí, an ninh, ...
❓ Đóng vai trò là nhà khoa học, em hãy điều tra về một số động vật có tầm quan trọng đối với nền kinh tế địa phương theo hướng dẫn sau:
1. Yêu cầu
Tìm hiểu từ các nguồn thông tin sách báo, mạng internet về một số động vật có tầm quan trọng đối với nền kinh tế địa phương.
2. Nội dung
3. Phương pháp
4. Viết thu hoạch