Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 14 tháng 8 2021 lúc 1:33. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I/ KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884 -1913).
Yên Thế là vùng đất ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. Giữa TK XIX, nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rời quê hương lên Yên Thế lập làng, tổ chức sản xuất.
1/ Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định, bóc lột của chúng.
2/ Các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
+Giai đoạn 1884 – 1892: Nghĩa quân hoạt động lẻ tẻ. Người lãnh đạo là Đề Nắm.
+Giai đoạn 1893 – 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng cơ sở, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Có 2 cuộc đình chiến (lần 1 (10/1894 – 11/1895), lần 2 (12/1897 - 1909)).
+Giai đoạn 1909 – 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào suy yếu rồi tan rã.
BÀI TẬP:
Em hãy hoàn thành bảng niên biểu dưới đây về các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
Các giai đoạn | Lãnh đạo | Sự kiện tiêu biểu | Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử |
1884 – 1892 | |||
1893-1908 | |||
1909-1913 |