Đây là phiên bản do Phạm Vĩnh Linh
đóng góp và sửa đổi vào 10 tháng 2 2022 lúc 17:36. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
- Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.
- Đối với cường độ dòng điện có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA.
1 A = 1000 mA 1 mA = 0,001 A
- Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampe kế.
- Cách nhận biết ampe kế:
+ Nếu trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A (hình 2.1).
+ Nếu trên mặt ampe kế ghi chữ mA thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA (hình 2.2).
- Kí hiệu vẽ Ampe kế là:
Khi sử dụng ampe kế cần lưu ý:
- Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.
- Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế (tức là chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).
- Số chỉ của ampe kế mắc trong một mạch điện chính là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó.
- Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
- Giới hạn đo là số chỉ lớn nhất ghi trên mặt ampe kế.
- Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai vạch gần nhau nhất trên mặt ampe kế.
Ví dụ: Cho một ampe kế như hình vẽ
- Phải chọn ampe kế có giới hạn đo lớn hơn giá trị cần đo.
- Nếu có giới hạn đo phù hợp thì ta nên chọn ampe kế nào có độ chia nhỏ nhất nhỏ hơn thì kết quả đo được chính xác hơn.
C1:
a. Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế được ghi trong bảng sau:
Bảng 1
Ampe kế | GHĐ | ĐCNN |
---|---|---|
Hình 24.2a | 100 mA | 10 mA |
Hình 24.2b | 6 A | 0,5 A |
b. Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số.
c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) (chốt dương) và dấu (-) (chốt âm).
d. Theo dụng cụ thí nghiệm ở hình 24.3 thì chốt điều chỉnh kim loại của ampe kế là núm tròn có rãnh ở giữa nằm ngay bên dưới gốc quay của kim chỉ thị.
C2:
Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối)
C3:
a. 0,175 A = 175 mA
b. 0,38 A = 380 mA
c. 1250 mA = 1,25 A
d. 280 mA = 0,28 A.
C4:
+ Chọn ampe kế 2) GHĐ 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA. Vì dòng cần đo có cường độ 15mA < 20mA.
+ Chọn ampe kế 3) GHĐ 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15A. Vì dòng cần đo có cường độ 0,15A < 250mA = 0,25A
+ Chọn ampe kế 4) GHĐ 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2A. Vì dòng cần đo có cường độ 1,2A < 2A.
Lưu ý: Có thể chọn ampe kế 2 A để đo cường độ dòng điện 15 mA hay 0,15 A nhưng đọc số chỉ trên ampe kế sẽ kém chính xác vì 2 A lớn hơn nhiều so với 15 mA hay 0,15 A.
C5:
Phạm Vĩnh Linh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (10 tháng 2 2022 lúc 17:36) | 0 lượt thích |