Bài 29. An toàn khi sử dụng điện

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm

1. Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi một vị trí của cơ thể chạm vào nơi không được cách điện của mạch điện.

2. Người ta nhận thấy:

  • Dòng điện có cường độ trên 10 mA đi qua người làm cơ co rất mạnh, không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải.
  • Dòng điện có cường độ trên 25 mA đi qua ngực gây tổn thương tim. 
  • Dòng điện có cường độ từ 70 mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế từ 40 V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.

II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì

1. Thí nghiệm hiện tượng đoản mạch

Mắc mạch điện như sơ đồ hình dưới đây.

Khi đóng công tắc, ampe kế chỉ giá trị là \(I_1\).

Nếu nối hai đầu A, B của bóng đèn bằng một dây dẫn thì ampe kế chỉ giá trị \(I_2\) lớn hơn nhiều so với \(I_1\). Ta gọi đây là hiện tượng đoản mạch.

Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.

2. Tác dụng của cầu chì

Cầu chì có tác dụng tự động ngắt mạch khi cường độ dòng điện tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

Cầu chì được mắc xen vào trong mạch điện, giữa nguồn điện và các thiết bị điện. Trên mỗi cầu chì có ghi số ampe. Khi cường độ dòng điện vượt quá giá trị này, cầu chì sẽ tự động ngắt khiến mạch bị hở và giữ cho nhiệt độ trong mạch không tăng cao.

@2377494@@2377579@

III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

1. Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.

2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

3. Không được tự chạm vào các thiết bị điện nối với mạng điện dân dụng nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

4. Khi có người bị điện giật, không được chạm tay vào người đó mà tìm cách tắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

@2377637@

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Cherry đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (1 tháng 4 2021 lúc 12:55) 1 lượt thích