Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Vật nhiễm điện

Thí nghiệm 1

1. Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy trên mặt bàn và quan sát.

Cọ xát thước nhựa đó bằng giấy khô hoặc vải khô một lúc rồi lại đưa thước nhựa đến gần các vụn giấy rồi quan sát.

→ Thước nhựa sau khi cọ xát hút được các vụn giấy. 

2. Treo một vật nhẹ vào giá đỡ. Đưa một thanh thủy tinh lại gần và quan sát.

Cọ xát thanh thủy tinh đó vào mảnh lụa một lúc rồi lại đưa lại gần đến vật nhẹ và quan sát.

@2368700@

Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.

Thí nghiệm 2

Chuẩn bị một mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát, sau đó chạm bút thử điện vào mảnh tôn (hình vẽ) thì đèn bút thử điện không sáng.

Dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa này nhiều lần thì thấy đèn bút thử điện sáng khi chạm vào tấm tôn.

Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

Các vật sau khi bị cọ xát có các tính chất trên được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

II. Vận dụng

1. Vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra, vì lược sau khi cọ xát với tóc đã nhiễm điện, nên có khả năng hút các vật nhẹ khác, ở đây chính là tóc. Hiện tượng tương tự xảy ra khi cọ xát quả bóng bay vào tóc.

nhiễm điện do cọ xát

2. Mở vòi nước cho nước chảy thành một dòng thật nhỏ, cọ xát vật như thước, miệng cốc nhựa, quả bóng,...vào vải khô rồi đưa vật đó đến gần dòng nước. Quan sát hiện tượng xảy ra.

nhiễm điện do cọ xát

@2368752@@2368831@

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Sun ... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 1 2022 lúc 13:45) 0 lượt thích