Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 14 tháng 8 2021 lúc 11:34. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX
1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi
- Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
- Chia nước ta thành 12 châu do người Trung Quốc cai trị.
- Cho sửa sang đường xá, xây thành đắp lũy và tăng thêm quân.
→ Siết chặt ách cai trị
- Nhân dân ta nộp nhiều thứ thuế và phải cống nạp các sản vật quý hiếm….
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
*Nguyên nhân:Do ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.
* Diễn biến:
- Đầu tk VIII MTL kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa
- Nghĩa quân chiếm được Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế) và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ .
- Năm 722 nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp.
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận-> Cuộc Knghĩa thất bại.
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 - 791).
- Năm 776 Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm và làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau ,tấn công thành Tống Bình -> sắp đặt cai trị.
- Phùng Hưng mất con là Phùng An lên nối nghiệp cha
- Năm 791 nhà Đường đem quân sang đàn áp -> Phùng An ra hàng .
Câu hỏi: Trình bày cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.