Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácVẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
- Chiếm 75% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp--> trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông nghiệp nước ta , tuy nhiên trình độ sản xuất nông nghiệp thấp
- Cơ cấu gồm:
+ Sản xuất lương thực.
+ Sản xuất thực phẩm.
+ Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Sản xuất cây khác.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cung cấp hàng xuất khẩu.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi →đa dạng hoá nền nông nghiệp.
- Vai trò khác: Đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm, tăng thu nhập, ....
- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.
- Năng suất tăng mạnh và đạt 4,9 tấn/ha/năm là nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh.
- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn (2005).
- Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm.
- VN xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Diện tích và sản lượng hoa màu lương thực cũng tăng nhanh.
- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung ở 2 đồng bằng: ĐBSH và ĐBSCL.
- ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích, 50% sản lượng lúa cả nước.
- Xu hướng gia tăng rõ rệt: diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị đều tăng.
- Đang hình thành các vùng chuyên canh rau qui mô lớn: chuyên canh rau vụ đông ở ĐBSH, một số nơi: Sapa, Đà Lạt.. Do tăng cường đầu tư giống, vốn, công nghiệp chế biến, công nghệ kĩ thuật.
Chủ yếu ở ven đô hoặc nơi có công nghiệp chế biến
- Rau :Ở 2 đồng bằng, diện tích cả nước: > 500 000 ha.
- Đậu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, diện tích cả nước: > 200 000 ha.
* Hiện nay ngành phát triển chưa tương ứng với tiềm năng.
Chiếm 23,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005) và có xu hướng trong đó cây lâu năm tăng tỉ trọng, cây hàng năm giảm tỉ trọng.
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và khí hậu.
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nâng cao thu nhập của người dân, nhất là ở trung du-miền núi.
+ Góp phần phần phân bố lại dân cư và lao động.
+ Thuận lợi (về tự nhiên, xã hội, kinh tế: trình bày, phân tích và dẫn chứng).
+ Khó khăn (thị trường).
Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng DT gieo trồng năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó cây lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (65%)
- Cây công nghiệp lâu năm
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích,sản lượng.
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè.
+Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá...
Chuối, cam, xoài, nhãn, vải…Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL, ĐNB.
- Chiếm 24,7% giá trị sản lượng nông nghiệp có xu hướng tăng trong nông nghiệp
- Tỷ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng.
- Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
+ Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
- Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
+ Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ...) ...
+ Khó khăn (giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh...)
-Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại.
-Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003).
-Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL
-Đàn trâu: 2,9 triệu con và nuôi nhiều ở TD-MN phía Bắc, BTB
-Đàn bò: 5,5 triệu conà BTB, NTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở tp.HCM, HN…
-Dê, cừu: 1,3 triệu con nuôi khắp nơi
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (18 tháng 4 2021 lúc 13:15) | 0 lượt thích |