Bài 17 : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin

1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì thay đổi?

-  Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

-  Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận, đó là: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, cộng với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

     + Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú (coi việc chính trị) và Đô uý (coi việc quân sự).

     + Đứng đầu huyện là các Lạc tướng người Việt.

-  Nhân dân Châu Giao phải chịu nhiều thứ thuế và cống nạp nặng nề (sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...).

-  Đồng hóa dân ta: đưa người Hán sang và bắt dân ta theo phong tục Hán.

- Năm 34, Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ, đã ra sức đàn áp, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta.

2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

- Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương tại huyện Mê Linh. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách - con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (Đan Phượng và Từ Liêm - Hà Nội ngày nay). Hai gia đình đã cùng nhau bàn việc lớn, bí mật liên kết các thủ lĩnh mọi miền để chuẩn bị nổi dậy đấu tranh.

- Trong quá trình chuẩn bị, Thi Sách bị quân Hán giết.

- Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Cuộc khởi nghĩa được đông đảo các tướng lĩnh và nhân dân khắp mọi nơi ủng hộ.

- Trong thời gian ngắn, nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.

- Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi.

-  Cuộc khởi nghĩa đã xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.

-  Giành lại độc lập cho dân tộc.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta, đặc biệt là tinh thần đấu tranh dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam.

 

 

Khách